Thuê nhà tại Philippines như thế nào?

Tìm việc làm ở Philippines là một chuyện, tìm mướn nhà ở Philippines lại là một chuyện đau đầu không kém! An cư thì mới lập nghiệp được.

Nếu các bạn sang đây có việc rồi thì thường công ty sẽ tìm nhà sẵn, mình chỉ cần qua và ở thôi. Bài viết này đút kết lại 1 số kinh nghiệm xương máu của những bạn đã từng ở đây thuê nhà viết ra đây cho các bạn có nhu cầu tìm nhà. (Ngoài ra bạn có thể tìm bài chia sẻ trên nhiều nguồn web)

Cách tìm mướn nhà ở Philippines

  • rong các group của cộng đồng Việt Nam, các bạn cứ vào đó và post bài, hoặc đọc các bài post trước
  • Trên mạng với từ khoá “renting a house in …..”, điền vào địa điểm bạn muốn ở
    Vd: nếu bạn mún tìm nhà tại Makati thì sẽ ghi là renting a house in Makati
  • Cách khác đó là thích tòa nhà nào, đi thẳng trực tiếp đến tòa nhà đó, yêu cầu gặp Admin hoặc hỏi tiếp tân số điện thoại liên hệ để hẹn xem nhà.

Phân loại nhà thuê tại Philippines

Có bao nhiêu loại nhà ở Philippines (thích hợp với người Việt Nam)?

An toàn nhất là Condo, hay còn gọi là chung cư.

Ưu điểm:

  • An toàn, có bảo vệ 24/24, người lạ hoặc không có giấy tờ tùy thân sẽ không cho vào
  • Có hồ bơi, phòng gym, bãi giữ xe
  • Môi trường xung quanh sạch sẽ, hiện đại

– Nhược điểm:

  • Bảo vệ “làm việc” nghiêm túc quá, dẫn bạn về nhà đều phải xin phép “các anh ấy”.
  • Phải tuân thủ theo các quy định “tào lao” của toà nhà như đổ rác phải đúng giờ quy định, không được chụp hình ở hồ bơi, phòng gym đóng cửa mấy giờ.
  • Giá cả mắc vì cộng dồn các thứ linh tinh như tiền quản lý các thứ.

Khi ở Condo thì người ta lại chia nhỏ ra các tên gọi khác nhau tùy theo diện tích ngôi nhà:

  • Studio: nhà bếp, phòng ngủ và phòng khách không có vách ngăn. Chỉ có toilet là có cửa thôi.
  • One-bed room: nhà có 1 phòng ngủ và 1 toilet
  • Two-bed room: nhà có 2 phòng ngủ và 1 hoặc 2 toilet

Ở Makati thì có các tòa nhà phổ biến người Việt Nam hay ở như SM Jazz, Avida, Linear, Belton, City Land, The Column, Trevi Tower…

Nhà thường của người dân

Giống tương tự như các nhà cho thuê ở Việt Nam. Chủ nhà cho thuê theo giường hoặc ngăn phòng ra hoặc cho thuê nguyên căn. Nếu cho thuê theo giường thì hình thức tương tự như ký túc xá (dorm hoặc hostel). Loại này thì sẽ nằm ở khu local, ở chung với người Phi. Nói chung ở trên có gì thì ở dưới loại này có ngược lại.

– Ưu điểm:

  • Ngoài giá rẻ ra thì gần chợ, nên cũng đi chợ theo giá của local (bảo đảm rẻ).
  • Nếu là mướn theo giường, các bạn chỉ cần đi dọc dọc theo khu người dân ở thấy treo cái bảng “Female Bed Space” hoặc “Male Bed Space” thì vào đó hỏi. Các thuật ngữ khác như “House for Rent”, “Room for Rent”. Tùy theo thỏa thuận mà có nội thất hay không, nhưng cũng đều phải đặt cọc cả.
  • Lưu ý: Tiền điện, nước ở Phi tính theo từng khu, khu trung tâm thì giá cao hơn, chứ không giống ở Việt Nam là bằng giá nhau hết.

– Nhược điểm: Vấn đề về nội thất khi đi thuê nhà

Lựa chọn kiểu nhà thuê tại Philippines

Unfurnished

Là nhà không có nội thất. Tức là trống lỏng, chỉ có căn nhà không (dĩ nhiên là sẽ có bồn rửa tay, có vòi sen tắm)
==> Dành cho các bạn dự định ở Philippines lâu dài và muốn tiết kiệm chi phí. Vì sau này nếu các bạn chuyển nhà sang chỗ khác thì không cần mua đồ nữa. Giá thuê loại này cũng rẻ. Khi rời khỏi Phi rồi thì bán lại cũng lấy được vốn, mà mình lại được xài đồ mới do mình tự mua.
==> Điểm đáng nói ở đây là các bạn sẽ phải đầu tư một số tiền lớn lúc đầu để mua vật dụng và còn tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Semi-furnished

Là trang trí nội thất nhưng chỉ một phần thôi. Tùy chủ nhà mà các bạn sẽ có món gì nha. Thường thì sẽ là các món chính như tủ lạnh, máy lạnh, bếp; còn các chi tiết lặt vặt thì sẽ phải tự trang bị.

Fully-furnished

Là từ A-Z. Bạn chỉ cần đem vali đến và ở thôi. Người ta sẽ cho bạn từ móc áo đến cái gối, từ đôi đũa đến cái chén, cái ly.
==> Dành cho các bạn thích nhanh, gọn, lẹ. Lưu ý là ghi nhớ mình muốn gì và cần gì để yêu cầu người ta cung cấp, sau khi giao nhà rồi là mình “đòi hỏi” nữa không được đâu.

Tiến trình thuê nhà ở Philippines diễn ra như thế nào?

Mướn nhà ở Philippines sẽ diễn ra giữa Broker (cò môi giới), Owner (chủ nhà) và Tenant (là mình – người mướn nhà). Nếu bạn nào may mắn thì tìm mướn được trực tiếp từ Owner, không thì 95% đều phải thông qua Broker hết.
Có vài người Việt Nam sống ở Philippines lâu năm và cũng làm Broker, nếu các bạn không tự tin tiếng Anh thì tìm các bạn này giúp đỡ (tìm trong group Facebook)

Bước 1: Xem nhà

– Broker sẽ dẫn mình đi xem nhà trước
– Tip: yêu cầu cho xem khoảng 2, 3 căn để đỡ 1 lượt đi tới đi lui và có nhiều sự lựa chọn để mình so sánh hơn.

Những câu nên hỏi trong quá trình này:

  • Tiền nhà bao nhiêu? có bao gồm phí quản lý (Association Fee)? Vì nhiều chỗ ăn gian, đưa ra giá mình nhìn tưởng rẻ, nhưng thật ra là chưa bao gồm cái phí kia.
  • Hợp đồng nhà bao lâu? Cọc bao nhiêu tháng? Nếu kết thúc hợp đồng trước thời hạn thì bị hủy bao nhiêu tiền cọc? Khi nào dọn vào được?

Bước 2: Ký hợp đồng nhà

Sau khi chọn được căn nhà vừa ý, các bạn sẽ hẹn Broker vào một ngày đẹp trời để làm các ký hợp đồng + giao cọc + đóng tiền tháng đầu tiên + giao nhà.
Các bước diễn ra như sau:

  • Broker đưa mình xem hợp đồng, sau khi hai bên đồng ý thì bạn sẽ ký hết từng tờ trong hợp đồng. Hợp đồng này Broker giữ hết 2 bản để đem đi công chứng. Sau đó đưa lại mình sau.
  • Mình sẽ giao tiền cọc nhà cho Broker và ký một tờ giấy biên nhận Broker đã nhận tiền. Thường thì là cọc 2 tháng, sau khi hết hạn hợp đồng trả nhà từ 2-3 tháng thì Broker mới hoàn lại số tiền này. Số tiền cọc này giữ lại ý là mình làm hư hao nhà người ta cái gì thì có cái nắm đằng chuôi mình rồi.
  • Tháng đầu tiên và tiền cọc sẽ trả bằng tiền mặt, còn các tháng còn lại sẽ trả bằng cheque. Bao nhiêu tháng là bao nhiêu tờ.
  • Cheque là tờ giấy được phát hành bởi ngân hàng dựa trên tài khoản của mình. Người dùng chỉ cần ghi tên người nhận tiền và số tiền thì người nhận đó có thể cầm tờ này đi đến ngân hàng và rút tiền. Sở dĩ bày ra trò này vì nếu mình đóng tiền nhà trễ so với thời hạn ghi trên tờ cheque, chủ nhà lại rút tiền mà không có thì chủ nhân tờ cheque này sẽ bị đóng tiền phạt (Số tiền bao nhiêu thì tùy ngân hàng). Cho nên khi đưa tờ này cho người ta là coi như cam kết bán thân rồi. Các bạn có thể vào bất cứ ngân hàng nào mở tài khoản cheque cũng được miễn là bạn có tài khoản ở đó (dĩ nhiên là phải đóng phí, tùy ngân hàng nữa nha)

Bước 3: Sau cùng là giao nhà

Những việc nên làm và CHẮC CHẮN PHẢI LÀM để tránh BỊ LỪA khi mướn nhà ở Philippines

  • Đọc kỹ hợp đồng, dù có dài đến mấy cũng phải ráng ngồi đọc. Đặc biệt là trong thời gian ở sẽ nảy sinh ra các khoản chi cho nhà bị hư và trong phạm vi bao nhiêu tiền thì ai sẽ là người chịu. Ví dụ như thay bóng đèn, hay nhà dột.
  • Chụp hình lại Chứng minh nhân dân của Broker để đề phòng bất trắc
  • Yêu cầu Broker dẫn giới thiệu với Admin tòa nhà và có giấy từ Admin chứng minh mình sẽ là chủ nhân căn nhà đó
  • Lúc giao cọc và đóng tiền nhà, do mình không giữ được hợp đồng gốc nên tốt nhất là nhờ ai đó chụp hình mình + tiền + Broker + một bảo vệ. Phải có 4 nhân tố trong cùng một tấm hình để sau này làm chứng nếu Broker nói chưa nhận tiền gì hết.
  • Chụp hình lại tất cả MỌI NGÓC NGÁCH của căn nhà, chỗ nào hư hỏng yêu cầu Broker ghi chú lại, tình trạng rõ ràng.
  • Kiểm tra tất cả những vật dụng trong nhà và yêu cầu Broker đánh máy ra giấy rõ ràng. Ví dụ như quạt máy hiệu gì, bao nhiêu đôi đũa, bao nhiêu cái chén

Sở dĩ làm vậy vì sau này trả nhà, người ta sẽ tính toán với các bạn từng chi tiết nhỏ nhặt đó. Nếu chi tiết đó đúng thì không sao, nếu không đúng mình tức lắm, vì mình không có bằng chứng và sự việc cũng xảy ra lâu rồi. Mình nghĩ mướn nhà ở Philippines hay ở đâu cũng vậy, cứ thủ sẵn trước thôi!

Trên đây là những kinh nghiệm thực tế nhất và rất hữu ích cho các bạn khi muốn thuê nhà tại Philippines. Chúc các bạn luôn có những trải nghiệm tốt và vui vẻ tại đất nước xinh đẹp này.

Cuối cùng, nếu bạn đang tìm việc làm tại Philippines với mức lương hấp dẫn. Hãy liên hệ với chúng tôi

Call Now

error: Content is protected !!