Những sai lầm phổ biến khi phỏng vấn

Phỏng vấn xin việc lúc nào cũng có những căng thẳng, đặc biệt là khi bạn đang lo lắng sẽ xảy ra sai lầm có thể phá hoại cơ hội việc làm của bạn. Tuy nhiên, có rất nhiều sai lầm có thể được dự đoán trước và khắc phục kịp thời nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng. Dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất khi đi phỏng vấn và một số lời khuyên giúp bạn tránh được những điều này.

Nói quá nhiều thông tin cá nhân

Một lỗi phổ biến là bạn tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân trong các cuộc phỏng vấn, theo Anastasia Kurylo của tập đoàn Tư vấn truyền thông Fortified. Anastasia chia sẻ rằng “Tôi đã tham gia nhiều cuộc phỏng vấn, trong đó ứng cử viên chỉ chăm chăm kể với tôi về câu chuyện trong cuộc sống cá nhân của họ. Tự nguyện tiết lộ thông tin cá nhân quá nhiều có thể làm cho người phỏng vấn không thoải mái và lo ngại về cách bảo mật thông tin của công ty của các ứng cử viên”. Bên cạnh đó, những thông tin bạn cung cấp có thể không liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển hay kỹ năng mà bạn cần thể hiện.

Lời khuyên dành cho bạn: Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, bạn nên tránh nói về các thông tin quá riêng tư mà nên tập trung vào các khía cạnh chuyên môn.

Không nắm đúng ý của nhà tuyển dụng

Một sai lầm phổ biến khác đó chính là không theo câu chuyện của người phỏng vấn trong cuộc trò chuyện. Kurylo nói rằng cô đã từng chứng kiến một sinh viên mặc bộ đồ vest quá sang trọng khi đến phỏng vấn cho vị trí thuộc lĩnh vực giải trí. Điều này khiến cô đặt câu hỏi về hiểu biết của ứng cử viên với vị trí công việc ứng tuyển cũng như văn hóa công ty.

Ứng cử viên đã không đưa ra lời giải thích phù hợp về sự lựa chọn của quần áo của mình. Thay vào đó, anh ta liên tục đưa ra những thông tin về bằng cấp và kinh nghiệm của mình để đánh lạc hướng người phỏng vấn.

Nếu là một ứng viên thông minh, anh ta nên tỏ ra hài hước về sự lựa chọn của mình để giảm bớt sự khó chịu của người phỏng vấn và có lời giải thích hợp lý. Điều này cũng cho thấy khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ của ứng viên.

Nếu bạn nỗ lực chứng tỏ sự cố gắng chứ không phải là từ bỏ trong cuộc phỏng vấn, chắc chắn bạn sẽ được nhà tuyển dụng công nhận.

Lời khuyên dành cho bạn: Khi người phỏng vấn cung cấp cho bạn một cơ hội để trình bày chính xác, hãy tận dụng nó để phát triển câu chuyện của mình một cách chuyên nghiệp.

Quá thụ động trong cuộc hội thoại

Stu Coleman, đối tác và tổng giám đốc cao cấp WinterWyman nói rằng một sai lầm phổ biến là quá thụ động trong một vai trò. “Điều quan trọng là phải xác định rõ cho cả hai bên, rằng việc tuyển dụng này là điều sẽ mạng lại lợi ích cho cả hai” ông nói. Bạn đừng quá chăm chăm trả lời các câu hỏi từ người phỏng vấn mà nên đặt ra các câu hỏi ngược lại tới họ. Bạn cần phải được tôn trọng và chuyên nghiệp, nhưng đừng quên mục đích thực sự của bạn là gì. Đó là thể hiện tốt bản thân mình trước nhà tuyển dụng và có được công việc mơ ước.

Bạn nên: Phỏng vấn không phải một cuộc tra hỏi mà là một cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều người. Bạn hãy chủ động nắm bắt không khí của buổi nói chuyện. Và đây cũng là cơ hội để bạn thể hiện niềm hứng thú với công việc cũng như xác định bạn có thực sự phù hợp với vị trí hay không.

Bài viết tham khảo: Những sai lầm khi tìm việc online

Call Now

error: Content is protected !!