Giải pháp để doanh nghiệp sống sót qua mùa Covid-19

Giải pháp để doanh nghiệp sống sót qua mùa Covid-19

Vài hôm nay liên tục nghe thông tin kinh tế thị trường sụt giảm nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp trở nên khốn đốn. Công ty nào cũng gặp khó khăn vì khách hàng ai cũng đều thắt lưng buộc bụng, giảm tiền chi cho quảng cáo. Dưới đây là những giải pháp để doanh nghiệp sống sót qua mùa Covid-19. Mời các bạn tham khảo.

1. Nhận định tình hình hiện tại

Kinh tế thị trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp bị tổn thương nghiêm trọng vì thiếu nguồn cung, mất nguồn cầu, dẫn đến quyết định cắt giảm tối đa ngân sách Marketing và quảng cáo. Những doanh nghiệp hiện đang vật vã bao gồm:

-Nhà hàng, khách sạn, Bar, Pub, các tụ điểm ăn chơi, giải trí.

-Du lịch, hàng không, vận chuyển.

-Spa, Thẩm mỹ viện.

-Cửa hàng thời trang (vừa không có người mua, vừa bị chặn nguồn nhập hàng từ Trung Quốc).

-Các trung tâm giáo dục, đào tạo.

-Các đơn vị cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện.

-Các công ty Agency, cung cấp các dịch vụ quảng cáo,…

Có 4 lý do chính khiến các doanh nghiệp này khốn đốn như sau:

+ Nỗi sợ nhiễm bệnh – hạn chế ra đường, hạn chế tụ tập, tiếp xúc của nhiềungười..

+ Kinh tế suy giảm, một số công ty cắt giảm lương, cắt giảm nhân sự dẫn đến hạn hẹp chi tiêu.

+ Đường nhập khẩu từ Trung Quốc bị chặn, không có hàng để bán.

+ Hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng khiến những công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện mất đi các dự án và khách hàng.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng khi những ngành nghề sau vẫn có thể tận dụng thời điểm để tăng mạnh doanh thu:

-Dược phẩm, dụng cụ, thiết bị y tế.

-Dịch vụ giao nhận hàng tận nơi.-Giải trí online như Games, Phim ảnh, nhạc.

-Thực phẩm chức năng, tăng cường sức khỏe.

-Thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp.

-Đồ gia dụng, chăm sóc nhà cửa.

-Thương mại điện tử.

2. Cửa nào cho doanh nghiệp sống sót qua mùa dịch

Tạm khoan bàn tới cơ hội phát triển vì hầu hết doanh nghiệp hiện tại đều chọn cách án binh bất động, nằm im chờ bão dịch đi qua. Đáng lẽ đây đã là một kế sách hiệu quả nhưng đều đổ bể sau sự xuất hiện của hai bệnh nhân số 17 và 34, khiến tình hình dịch bùng nổ và lan rộng không biết bao giờ mới kết thúc.

Gánh trên vai đủ loại chi phí và khó mà cầm cự thêm vài tháng, lúc này, doanh nghiệp buộc phải chuyển dịch sang những hướng khác để tồn tại. Và làm thế nào thì có lẽ phải dựa vào những cách thức sau đây:

a. Xác định lại Insight, nhu cầu của khách hàng trong giai đoạn này

Nhu cầu của các khách hàng hiện nay không còn là ăn ngon, mặc đẹp nữa mà dần chuyển sang ăn no, mặc ấm, giữ sức khỏe an toàn. Những nhu cầu hưởng thụ như ăn nhà hàng, xem phim, làm đẹp, mua sắm đều bị gác lại, thay vào đó là tiết kiệm tối đa và tích trữ nhu yếu phẩm cho những trường hợp xấu nhất.

Ngoài ra, quỹ thời gian rảnh của người lao động, sinh viên, học sinh cũng tăng lên, kéo theo nhu cầu giải trí Online, tại nhà, thậm chí bổ sung kiến thức cũng tăng cao để tận dụng quỹ thời gian rảnh rỗi khi bị cắt giảm công việc, học tập do dịch.

b. Chuyển đổi mọi hoạt động sang Online

Xuất phát từ Insight sợ ra khỏi nhà, sợ tiếp xúc với người lạ để giữ sức khỏe. Những hoạt động Offline thường nhộn nhịp nay trở nên vắng vẻ, thậm chí bị hạn chế, đóng cửa để bảo đảm an toàn.

Một số doanh nghiệp nhanh nhạy đã nhanh chóng chuyển hướng hoạt động sang Online. Chẳng hạn mở lớp học, Workshop trực tiếp nay chuyển sang Livestream, Webinar. Nhà hàng kinh doanh nay chạy quảng cáo những bữa tiệc giao đến tận nhà. Huấn luyện viên thể dục thay vì đến phòng tập nay cung cấp giáo trình Online, hướng dẫn và giám sát học viên qua màn hình điện thoại, máy tính,…Tất cả đều cố gắng tận dụng Internet để ít nhiều tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh thay vì bó tay chịu trận trong thời điểm này.

c. Chuyển hướng thời điểm kinh doanh từ hiện tại sang tương lai

Hiện tại với tình hình nghiêm trọng như trên, sẽ hiếm khách hàng nào chịu bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có nhu cầu. Có một khoảng cách giữa cung và cầu giữa doanh nghiệp hiện nay và khách hàng của họ.

Khi doanh nghiệp cần tiền ngay để duy trì kinh doanh còn khách hàng thì có nhu cầu nhưng chưa thể sử dụng lập tức. Hãy làm vấn đề này trở nên đơn giản hơn, khiến cho Cung và Cầu gặp nhau bằng cách bán trước những dịch vụ dài hạn, có thể bắt đầu kích hoạt sử dụng sau mùa dịch.

Chẳng hạn hãng Air Asia – như những đơn vị hàng không khác thất thu vì “Cô Vy” đang đẩy quảng cáo cho các post mở bán trước vé máy bay giá rẻ vào tháng 9 (thời điểm dịch có lẽ đã lắng xuống). Hay một loạt các trung tâm Gym đang vắng khách cũng chạy quảng cáo bán gói tập với thời hạn có thể kích hoạt đến 1 hoặc 2 tháng sau khi mua hàng.

d. Nhân danh sức khỏe

Trong các giải pháp để doanh nghiệp sống sót qua mùa Covid-19, thì đây là một cách rất hay. Khách hàng cực kỳ quan tâm tới những thông tin có lồng ghép thông điệp về sức khỏe để có khả năng chống lại đại dịch. Trong các mẫu quảng cáo, dù mục đích của bạn là gì cũng hãy thử cố gắng lồng ghép thông điệp này vào và giải thích lý do của nó để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm.

Chẳng hạn: Cửa hàng chuyển sang bán thức ăn Online có thể đưa ra quảng cáo: Giao hàng tận nơi – thực đơn gồm các món dinh dưỡng, đủ chất chống lại Virus Corona.

Đọc thêm bài viết: 7 cách tối ưu hóa facebook ADS dành cho dân marketing

3. Có nên làm Marketing – quảng cáo trong mùa dịch?

Nên, nếu bạn nằm trong những nhóm sau:

– Doanh nghiệp đang có hướng chuyển mình sang hình thức mới, tìm kiếm thị trường mới và cần đa dạng hóa thị trường đầu ra. Chẳng hạn nhà hàng chuyển từ bán tại chỗ sang giao thức ăn tại nhà. Công ty du lịch mở bán trước các Tour, vé có thời hạn sử dụng lâu, từ 3-6 tháng sau,…

– Doanh nghiệp nằm trong nhóm có cơ hội tăng trưởng trong mùa dịch, là những nhóm mình có nêu ở trên.

Sau khi đã xác định mình có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách hàng, hãy chuẩn bị Content, Hình ảnh đánh vào Insight, và rắc nhẹ 1 ít ngân sách để tiếp cận các khách hàng có nhu cầu.

Dù trong nhóm nào, thì thời điểm này cũng cần xem xét và điều chỉnh lại ngân sách quảng cáo, chắt lọc những kênh, cách thức quảng cáo tiết kiệm mà mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, nên áp dụng thêm công nghệ để giảm chi phí và áp lực nhân sự, kiểm soát liên tục 24/24 giúp tránh lãng phí, bốc hơi ngân sách, có những cơ chế chọn lọc giá thầu quảng cáo thông minh,…

Ngoài ra cũng cần áp dụng các chiến thuật như A/B Testing để tiêu tiền chắc chắn hơn vì thời điểm này không có chỗ cho những sai lầm và lãng phí như khi ngân sách rủng rỉnh, liều lĩnh tiêu tiền lúc trước.

4. Cơ hội cần nắm của doanh nghiệp sau khi đại dịch đã đi qua

Đa số mọi người hiện giờ toàn bàn về việc làm sao để sống sót qua mùa dịch mà ít người dám nhìn xa hơn về tương lai, nơi có những cơ hội để hồi phục và tăng trưởng rõ rệt.

Bàn về vấn đề này, một số doanh nghiệp sẽ có thể hồi phục nhanh sau dịch bao gồm:

– Ăn uống: nhu cầu thiết yếu của con người. Ngoài ra còn do nhu cầu ăn ngon bị kiềm chế sẽ cần được thỏa mãn sau cơn dịch.

– Du lịch, vận chuyển: Tương tự như trên, nhu cầu của người dân bị kiềm hãm trong mùa dịch sẽ cần được giải tỏa. Tuy có lẽ bị ảnh hưởng đôi chút bởi sự tiết kiệm, ảnh hưởng tài chính.

– Xuất – nhập khẩu: Đang bị cản trở, đóng cửa do dịch. Nhưng khi mọi chuyện lắng xuống sẽ ồ ạt mở cửa giao thương để kích cầu.Nhưng dù là doanh nghiệp nào, cũng cần phải chuẩn bị sẵn cho mình những kịch bản để ứng phó sau bão dịch.

Đó là thời điểm vô cùng quan trọng quyết định việc doanh nghiệp có khả năng phục hồi lại sau những thất thu hay không. Sau cơn mưa sẽ là cầu vồng, hãy chuẩn bị sẵn sàng để có thể tồn tại trong dịch và hồi phục, thậm chí dám mơ đến việc tăng trưởng nhanh sau mùa Covid-19 này nhé.

Trên đây là những giải pháp để doanh nghiệp sống sót qua mùa Covid-19, chúc các bạn thành công.

Cuối cùng, nếu các bạn muốn ứng tuyển vị trí sales marketing làm việc tại Philippines. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé !

Call Now

error: Content is protected !!