Năm 2050 Philippines sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới

Năm 2050 Philippines sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới

Philippines là một quốc gia nằm ở Đông Nam Á cùng với Việt Nam. Với diện tích hơn 340.000 km2 và dân số là 106 triệu người ( năm 2019). Dự báo vào năm 2050 Philippines sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới.

Tổng thể nền kinh tế Philippines

Nền kinh tế quốc gia của Philippines lớn thứ 36 thế giới, đứng thứ 13 châu Á và đứng thứ năm của khu vực Đông Nam Á, theo ước tính, GDP (danh nghĩa) vào năm 2016 là 311.687 triệu USD (2012 đạt 250.182 triệu USD và 2009 đạt 161.196 triệu USD).

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Philippines bao gồm các sản phẩm bán dẫn và điện tử, thiết bị vận tải, hàng may mặc, các sản phẩm đồng, các sản phẩm dầu mỏ, dầu dừa, và quả. Các đối tác thương mại lớn của Philippines bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hà Lan, Hong Kong, Đức, Đài Loan và Thái Lan. Đơn vị tiền tệ quốc gia là peso Philippines (PHP)

Đọc thêm bài viết: Đồng tiền Peso của Philippines

Philippines là một quốc gia công nghiệp mới. Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi từ dựa vào nông nghiệp sang dựa vào các ngành dịch vụ và chế tạo. Tổng lực lượng lao động trên toàn quốc là khoảng 38,1 triệu, lĩnh vực nông nghiệp sử dụng gần 32% lực lượng lao động song chỉ đóng góp 14% GDP. Lĩnh vực công nghiệp thu hút gần 14% lực lượng lao động và đóng góp 30% GDP. 47% lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ và đóng góp 56% GDP.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Philippines một thời được xem là quốc gia thịnh vượng thứ nhì tại Đông Á, chỉ đứng sau Nhật Bản. Tuy nhiên, đến thập niên 1960 thì thành tích kinh tế của Philippines bị một số quốc gia khác bắt kịp. Kinh tế trì trệ trong thời gian cai trị của nhà độc tài Ferdinand Marcos do quản lý yếu kém và bất ổn chính trị. Quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế thấp và phải trải qua những đợt suy thoái kinh tế. Chỉ đến thập niên 1990 thì mới bắt đầu khôi phục theo một chương trình tự do hóa kinh tế.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 tác động đến nền kinh tế Philippines, kết quả là đồng peso suy giảm giá trị kéo dài và thị trường chứng khoán sụp đổ. Tuy nhiên, quy mô tác động ban đầu không trầm trọng như một số quốc gia láng giềng châu Á khác. Việc này phần lớn là do sự bảo thủ về tài chính của chính phủ, một phần là do kết quả của hàng thập niên kiểm tra và giám sát tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

 Năm 2004, GDP tăng trưởng 6,4% và đến năm 2007 là 7,1%, mức cao nhất trong ba thập niên. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm trong giai đoạn 1966–2007 chỉ đạt 1,45%, trong khi mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là 5,96%, thu nhập hàng ngày của 45% dân số Philippines vẫn dưới 2 đô la Mỹ.

Tương lai nền kinh tế Philippines

Kinh tế Philippines dựa nhiều vào kiều hối, nguồn ngoại tệ từ kiều hối vượt qua cả đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các khu vực phát triển không đồng đều, đảo Luzon mà đặc biệt là Vùng đô thị Manila giành được hầu hết tăng trưởng kinh tế so với các khu vực khác, song chính phủ có những bước đi để phân phối tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng đầu tư vào các khu vực khác của quốc gia. Bất chấp các hạn chế, các ngành dịch vụ như du lịch và gia công quy trình nghiệp vụ, được xác định là các khu vực có một số cơ hội tăng trưởng tốt nhất. Goldman Sachs xếp Philippines vào danh sách các nền kinh tế “Next Eleven”.

Goldman Sachs ước tính rằng vào năm 2050 Philippines sẽ là nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới. HSBC cũng phác thảo rằng nền kinh tế của Philippines sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới, lớn thứ 5 châu Á và lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2050. Philippines hiện là thành viên của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Phát triển châu Á với trụ sở tại Mandaluyong, Kế hoạch Colombo, G-77, và G-24.

Tại Philippine, người Hoa là thế lực chi phối nền kinh tế. Họ chỉ chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Đã có những người gốc Hoa làm Tổng thống Philippin như bà Tổng thống Acquino. Thống kê năm 2000 cho thấy người Hoa sở hữu hơn 50% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Philippines.

Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người/ năm của Philippines là 3294 USD.

Nếu các bạn đang tìm kiếm công việc tại Philippines, hãy liên hệ với chúng tôi nhé !

Call Now

error: Content is protected !!