Dấu hiệu của người hay nhảy việc

Với hàng trăm ứng viên nộp hồ sơ vào một công việc đăng tuyển, bạn cần phải tìm mọi cách để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh. Tuy nhiên, khi bạn là một người thường xuyên “nhảy” việc thì nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng cho rằng bạn bị sa thải hoặc bạn không có sự yêu thích đối với bất kỳ vị trí nào.

Dù là trường hợp nào đi chăng nữa, khi họ đã nhận ra bạn là một người “nhảy” việc thường xuyên, hầu hết họ sẽ có suy nghĩ “Không nên tuyển dụng người này dưới mọi hình thức”. Điều này đồng nghĩa với việc con đường tìm việc của bạn sẽ gặp nhiều trắc trở. Vậy, bạn có phải là người hay “nhảy” việc không? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết.

Chuyển đổi công việc là một thói quen

Bạn mong chờ công việc tiếp theo của bạn mọi lúc? Nếu chuyển từ công việc này sang công việc khác là thói quen của bạn, thì bạn chắc chắn thuộc kiểu người thích “nhảy” việc. Bạn có thể đi chơi cùng một người trong nhiều năm, nhưng khi nói đến công việc, ý tưởng gắn bó với một vị trí có vẻ là điều bạn chưa bao giờ nghĩ đến.

Hồ sơ chứa đầy công việc dưới 2 năm

Đây là manh mối rõ ràng nhất cho thấy bạn là người hay “nhảy” việc. Dù lý do là vấn đề cá nhân hoặc công việc, dù có thể là hợp lý nhưng cuối cùng bạn cũng rời bỏ một vị trí chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. Và với mỗi công việc bạn rời đi nhanh chóng, bạn đã cho thấy rằng mình là một nhân viên không đáng tin cậy, là người không muốn hoặc không có khả năng làm việc đó hoặc bạn là người trốn tránh trách nhiệm. Chỉ cần lướt qua CV và nếu nhìn thấy bạn đã trải qua 5 công việc trong 5 năm ở nhiều công ty khác nhau, bạn chắc chắn là người ưa “nhảy” việc và sẽ không có công ty nào muốn một ứng viên như thế.

Theo đuổi một mẫu hình công việc nào đó

Nếu cố gắng chạy theo một công việc hoàn hảo nhưng lại không thể hình dung nó như thế nào, bạn chắc chắn là một người nhanh chóng chuyển sang một công việc mới trước khi có thể làm quen hết các đồng nghiệp trong công ty cũ. Bạn có thể đang tìm kiếm công việc theo một mẫu hình nào đó sẽ giúp phát huy các tài năng của bạn hoặc cho phép bạn đóng góp tích cực hơn nhưng dù lời bào chữa ra sao thì bạn vẫn là một người hay “nhảy” việc.

Shot of a young businessman taking a break at his desk in a modern office

Lý do nghỉ việc luôn là do công ty

Đặc điểm chung nhất của những người nhảy việc là hoàn toàn đổ lỗi cho công ty cho mỗi lần chuyển việc của họ. Bạn có luôn tìm một cái cớ để bỏ việc không? Bạn có luôn hợp lý hóa với bản thân, bạn bè và nhà tuyển dụng tiềm năng rằng công việc là quá thử thách hoặc không đủ thử thách, là mức lương không phù hợp hoặc sếp hay đồng nghiệp của bạn quá khó khăn để làm việc cùng? Có hàng trăm lý do mà bạn thường xuyên sử dụng khi chắc chắn rời bỏ công việc ngay sau khi được tuyển dụng. Nếu bạn còn tiếp tục đổ lỗi mà không nhìn nhận rằng đó là quyết định của bạn để nhận việc ngay từ đầu thì bạn vẫn sẽ tiếp tục “nhảy” việc.

Business concept-Senior man in fireing line

Bài viết tương tự: Nếu công việc quá stress, hãy đọc những dòng này

Call Now

error: Content is protected !!