Covid-19: tính hai mặt của mạng xã hội thời dịch bệnh

Covid-19: tính hai mặt của mạng xã hội thời dịch bệnh

Hiện nay mạng xã hội hết sức phổ biến tại Việt Nam, mỗi ngày bạn có thể tiếp cận hàng trăm tin tức. Tuy nhiên không phải tất cả các thông tin trên mạng xã hội đều là nguồn tin chính xác, đáng tin cậy. Đặc biệt trong mùa dịch bệnh này có rất nhiều tin tức thiếu chính xác được chia sẻ trên mạng xã hội, vì vậy khi tiếp nhận các thông tin này mọi người cũng nên có sự sàng lòng nhất định.

Những thông tin sai lệch, chưa được kiểm chứng

Kể từ hồi tháng 1 năm nay, khi dịch bệnh do virus corona bùng phát tại Vũ Hán Trung Quốc, các tin tức về Virus đã được tràn lan trên mạng xã hội, đa phần những tin tức này đều không có nguồn gốc, nói tới những cách phòng chống hoàn toàn không có cơ sở khoa học như tắm nắng hay bơi ngoài biển 10 phút một ngày; hay luôn giữ cho họng ướt bằng việc uống nước 15 phút một lần, rồi nuốt xuống dạ dày thì axit dạ dày sẽ diệt virus; hay ăn tỏi sống sẽ chữa khỏi bệnh.

Thậm chí khi có nhiều thông tin kiểu này lan truyền trên thế giới đã buộc WHO phải lên tiếng đính chính về các thông tin không chính xác này như:  rửa mũi bằng nước muối, hay ăn tỏi sống, bôi dầu vừng hoặc tiêm vacxin phòng viêm phổi có thể ngăn ngừa không bị nhiễm virus Corona.

Kiểm tra tính chính xác của thông tin

Nhiều tin truyền nhau qua mạng xã hội đa phần là không được trích nguồn, hoặc nếu có thì nguồn được gán cho người hay tổ chức có uy tín trong ngành y.

Để kiểm chứng nhũng thông tin về phòng chống dịch bệnh này tốt nhất bạn nên làm theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế được công bố trên các phương tiện truyền thông chính thống, hoặc cũng có thể vào truy cập trực tiếp vào Website của Bộ Y tế để kiểm chứng thông tin. Bạn đừng nên tin vào những thông tin được trôi nổi tràn lan trên mạng xã hội, đặc biệt đừng chia sẻ hay đăng tải những thông tin thiếu chính xác về dịch bệnh.

Sàng lọc thông tin trên mạng xã hội

Có lẽ nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam chưa có thói quen kiểm chứng. Trong bối cảnh bệnh dịch lan rộng trên khắp thế giới hiện nay, có thể hiểu được khi ai cũng lo lắng, muốn tìm thông tin để phòng tránh cho mình, cho người thân và cho cả cộng đồng. Vì thế khó tránh khỏi tình trạng dễ dàng bỏ qua động tác sàng lọc đáng có này.

Việc tìm hiểu nguồn tin, tin tức có chính xác không , đồng thời tìm thêm các thông tin liên quan tới đề tài này từ các trang đáng tin cậy khác khi đọc tin, là một việc nên làm để có thể sàng lọc cho mình các thông tin chính xác

Call Now

error: Content is protected !!