Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay nhất

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV hay nhất

Trong sơ yếu lý lịch gửi đến các nhà tuyển dụng hiện nay, mục tiêu nghề nghiệp luôn là phần quan trọng, không thể thiếu giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng của bạn cũng như các định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Bởi vậy, cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc như thế nào cho đúng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tham khảo bài viết sau đây của Việc làm Philippines để biết cách viết mục tiêu công việc của mình nhé.

1. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?      

Thực ra chúng ta có rất nhiều cách để định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp (Career Objectives). Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là một vị trí công việc, một đích đến bạn mong muốn trong tương lai và lộ trình bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu của mình. Muốn viết được mục tiêu nghề nghiệp chính xác nhất, bạn cần hiểu rõ bản thân phù hợp với công việc gì. Bài trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI là một gợi ý tuyệt vời giúp bạn khám phá tính cách bản thân, những điểm mạnh, điểm yếu và công việc phù hợp với từng loại tính cách đó. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn trong công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty để đưa ra kết luận bạn có vượt qua “bước đầu tiên” để đến với buổi phỏng vấn hay không.

Như vậy bạn đã nắm được mục tiêu nghề nghiệp là gì, trong mục tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày cho bạn cách viết mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong CV.

2. Tầm quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp?

Dù là người xin việc hay bất cứ ai trong cuộc sống thì mục tiêu cực kỳ quan trọng, chỉ khi có mục tiêu rõ ràng thì bạn mới dễ dàng đạt được nó trong tầm tay. Khi đi xin việc cũng vậy, nếu bạn có mục tiêu nghề nghiệp trong ngắn hạn, mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn rõ ràng, khoa học nhất thì con đường vươn tới nó sẽ dễ dàng hơn. 

Khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ biết mình nên làm gì và không nên làm gì để đạt được công việc đáng mơ ước đó. Khi được làm việc đúng với sở trường của mình thì bạn sẽ cống hiến được hết mình, dành toàn bộ năng lượng để làm việc mà không thấy mệt mỏi. Bạn phải nhớ rằng, mỗi ngày bạn đối diện với công việc từ sáng đến tối, nếu không yêu thích nó thì quả là ác mộng.

Đối với các công ty lớn, mức lương hậu hĩnh thì khẩu vị của họ cũng khắt khe hơn bao giờ hết. Họ luôn mong muốn ở ứng viên sự phù hợp với công việc đang ứng tuyển, chính vì vậy chỉ cần thông qua mục tiêu nghề nghiệp là họ có thể dễ dàng nhìn nhận được tính cách của bạn, liệu rằng bạn có phù hợp với công việc đang tuyển. Mặc khác, mục tiêu nghề nghiệp càng rõ ràng thì nhà tuyển dụng xác định được bạn có muốn gắn bó với công ty hay không và đương nhiên chẳng ai muốn thuê một người về để đào tạo rồi nhảy việc cả.

3. Khi nào cần viết mục tiêu nghề nghiệp?

Bạn cần viết mục tiêu nghề nghiệp khi muốn viết cv xin việc vào ngành nghề nào đó hoặc chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc.

4. Nhà tuyển dụng cần điều gì khi xem mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên

a. Bạn có phải là ứng viên phù hợp với công việc đang tuyển

Không gì thể hiện rõ sự phù hợp với công việc bằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn cả. Khi bạn thể hiện được mục tiêu đang hướng đến, lý tưởng mình đang cố gắng thì tất cả bộc lộ rõ nhất về các khía cạnh tính cách, khía cạnh con người của ứng viên. Chỉ qua những chi tiết nhỏ này, nhà tuyển dụng sẽ nhanh ý đoán định được bạn có phù hợp với công việc không.

Không chỉ vậy, có những công việc cần người không quá tham vọng, cũng có những công việc cần sự xông pha, ứng viên cần có tầm nhìn lớn, ướng vọng lớn. Chính vì vậy, mục tiêu nghề nghiệp không phải lúc nào cũng cao xa hay phải được thăng chức, làm sếp… Phải tư duy xem công việc của bạn cần người như thế nào, từ đó đưa ra mục tiêu phù hợp với nó, chỉ có như vậy bạn mới dễ dàng lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng.

b. Bạn có gắn bó lâu dài với công ty không

Không một công ty nào muốn thuê một nhân viên về, sau một thời gian đào tạo đủ lông đủ cánh thì họ sẽ nhảy việc cả. Đây là một trong những điều cực kỳ tối kỵ vì không chỉ mất tiền đào tạo, tiền tuyển dụng mà họ còn mất cho bạn rất nhiều thời gian và chi phí khác nữa. Chính vì vậy, dù thế nào đi chăng nữa thì mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn cũng phải gắn liền với sự phát triển của công ty. Hãy bày tỏ nguyện vọng của mình được cống hiến, giúp công ty ngày càng phát triển. 

c. Tính cách của bản như thế nào, có phải là một người bản lĩnh

Mỗi người có mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, có những bạn chỉ cần sự ổn định, lương đủ sống nhưng cũng không ít người ham muốn thăng tiến, giàu có, kiếm được nhiều tiền… Mục tiêu nghề nghiệp chính là công cụ làm rõ nhất điều này. Nếu là một người có tham vọng, biết nhìn xa trông rộng thì đương nhiên mục tiêu của bạn cực kỳ khủng nhưng là sát thực tế chứ không phải ba hoa. 

Nếu như bạn chỉ cần yên phận, lương đủ sống thì đương nhiên mục tiêu nghề nghiệp của bạn cũng chỉ xoay quanh hòa nhập với công ty, đóng góp nhiều cho công việc, cố gắng nhiều hơn nữa trong việc làm… Chính vì vậy, nếu đang muốn tìm một người bản lĩnh thì đương nhiên những bạn có mục tiêu nghề nghiệp an phận sẽ bị loại đầu tiên.

d. Bạn có phải là một người biết sắp xếp công việc khoa học

Nếu như bạn là người biết cách sắp xếp công việc khoa học thì tư duy cực kỳ rõ ràng. Bạn sẽ xác định được đúng đắn trong khoảng thời gian nhất định này, bạn có thể đạt được những gì và cần làm gì để đạt được nó. Chỉ khi bạn có thái độ làm việc tốt thì bạn mới có thể có tầm nhìn xa, xác định rõ luôn trong 5 năm tới, 10 năm tới bản thân sẽ đạt được những thành công gì.

Trên đây là toàn bộ cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Chúc các bạn thành công !

Xem thêm bài viết: CV xin việc là gì? Những nguyên tắc viết CV cần nhớ

Call Now

error: Content is protected !!