Mình nhận được các câu hỏi về tại sao email lại vào spam và cách tối ưu hoá tỉ lệ vào inbox, hôm nay thứ 7 máu chảy về tim thuận tiện chia sẻ lại 1 bài đầy đủ cho mọi người luôn.
Trước tiên, khi đề cập đến spam, ngoài việc email lọt vào thùng spam, mình muốn nói qua một chút về cách khai thác lead, khai thác data của mọi người. Lấy 1 ví dụ cho dễ hiểu, 1 bạn làm bất động sản được quăng cho 10000 email kêu là làm email marketing, dù cho họ có thật sự quan tâm đến sản phẩm của mình thì vẫn là spam.Vậy là có spam theo kết quả và spam theo hành vi nha 😀Oke, tiếp theo cùng tìm hiểu tại sao email lại vào spam nhé. Về mặt kỹ thuật có 3 nguyên nhân chính sau:
- Domain gửi email bị vào blacklist: khi ae sử dụng domain này để gửi spam nhiều quá thì sẽ rơi vào blacklist, mọi người có thể kiểm tra ở mxtoolbox nhé. Nếu lỡ rơi vào blacklist thì ae có thể gỡ bằng cách sử dụng subdomain hoặc mua domain mới được verify đàng hoàng nha.
- IP của nhà cung cấp bị blacklist: những dịch vụ email marketing nổi tiếng ở thời điểm hiện tại sẽ rất dễ vô blacklist như mailchimp bởi vì người ta dùng nhiều để spam nhiều quá (trừ khi mình mua gói pro và mua thêm IP riêng thì oke nha). Một thằng khác là elasticemail (rẻ hơn cả amazon ses) -> 100% vô spam dù có test 100 lần, hiện tại thì amazon ses đăng ký rất khó, đặc biệt khó hơn đối với người dùng ở Vn nữa
- Quá nhiều html: email hoành tráng lệ với các hình ảnh lung linh thì không an toàn lắm đâu ae ơi
Dựa vào những nguyên nhân cơ bản bên trên thì chúng ta có thể triển khai các kỹ thuật sau để tối ưu hoá tỉ lệ vào inbox:
- Domain có uy tín: nên sử dụng domain đã vận hành lâu, có bài viết đầy đủ và được cập nhật thường xuyên
- Hướng dẫn warm up domain cho IP mới:
Tự gửi cho user trong nội bộ (gmail, outlook hỗn hợp, tầm 30 user) sau đó tự mở và tự đánh dấu là quan trọng –> để các bộ lọc hiểu email từ domain này đi ra là email quan trọng –> vào inbox tốt hơnTrong 2 tuần đầu mỗi lần mình gửi ra nên theo nấc: 500 contact, 1000 contact, 1500 contact, 2000 contacts. Không gửi quá nhiều (trên 10,000 contact 1 lần gửi trong 1 tháng đầu tiên, nên chia nhỏ ra mỗi lần gửi).
- Email rất ít html, mô phỏng giống người thật nhất có thể: các phần cơ bản như ký tên, chào hỏi là nên có nhé ae, nên chèn 1 hình để làm logo thôi chứ khéo quá hoá vụng đấy ạ ^^
- Cá nhân hoá: việc cá nhân hoá này giúp tăng trải nghiệm khách hàng, đơn giản là có thể dùng “Chào chị Ngân” hay “Chào anh Quý”, điểm này thì mautic đang cá nhân hoá tới từng ngóc ngách luôn nha.
- Test title: yếu tố title này quá quen thuộc rồi, mỗi title cần test ít nhất 5 lần với các tài khoản khác nhau để xem có vào inbox được hết hay không nhé.
- A/b testing: với 2 phiên bản email và tệp 1000 khách, ae có thể chọn ra 100 khách, mỗi phiên bản gửi 50 khách và dùng phiên bản có tỉ lệ mở cũng như các số liệu khác để gửi cho 900 khách còn lại nhé, cơ bản thì marketer cứ phải ngồi test và tối ưu thôi, mautic có sẵn chức năng này luôn đó ạ.
Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng, với mỗi khách hàng ở từng giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng, các marketer cần đưa ra những chiến lược đánh đúng trọng tâm vào khách hàng, ở đây mình xin đưa mô hình AISAS khá kinh điển ứng dụng mkt automation (cụ thể là mautic, vì mình đang dùng con này) vào việc truyền tải thông điệp đúng người đúng thời điểm.
Attention: Để thu hút sự chú ý thì chúng ta có thể áp dụng chạy ads thả thính với các ebook, quà tặng hữu ích,.. đừng nghĩ đây là cho free, đổi lại chúng ta sẽ lấy được data của khách hàng thông qua các form. Nếu ae vẫn đang dùng form đổ về excel thì bên mautic đổ trực tiếp vào hệ thống để nuôi dưỡng luôn.
Interest: Sau khi đã khoanh vùng sơ bộ tệp khách hàng chú ý đến sp/dv của mình, chúng ta tiếp tục sàng lọc với các chiến dịch cụ thể hơn vừa nhằm nuôi dưỡng để tăng độ nóng cho lead vừa nhằm phát hiện ra các chân dung khách hàng mới dựa trên hành trình tương tác của khách hàng với email mình gửi ra. Ở đây, chúng ta sẽ tạo ra các campaign phù hợp với các bài viết chủ yếu cung cấp các thông tin hữu ích, ví dụ như với dv kế toán thuế, các bài viết có thể được gửi ra như “những rủi ro khi tự thành lập doanh nghiệp”, “tổng quan cách lập báo cáo và các chỉ số cần thiết”,…
Search: Trong các chiến dịch chúng ta đưa ra, hãy đánh giá tỉ lệ nhấp được thống kê. Đơn cử như có thể lồng ghép những bài viết đã có sẵn trên website vài email đó để đo lường liệu khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn nữa không. Những lead tiềm năng dần dần xuất hiện qua các chiến dịch rồi đây, mình có thể bắt đầu xác định được MQL/SQL để đẩy qua chiến dịch push sale khác. Vì insight khách hàng sẽ đa dạng theo từng d/n khác nhau, nên mình cần phân tích hành trình mua hàng của khách ở từng giai đoạn để xác định được mối quan tâm của họ và lồng ghép các nội dung đón đầu vào email khi họ tìm kiếm những thông tin về mối quan tâm đó.
Action: Đây là một bước quan trọng trong cả chiến lược marketing, trực tiếp tác động lên tỉ lệ chuyển đổi. Sau A-I-S, lead đang nóng dần lên và bắt đầu tăng tương tác. Để thúc đẩy khách hàng action thì mình phải có các bofu content tốt về feedback khách hàng cũ, thông tin giá cả ưu đãi rõ ràng, chương trình khuyến mãi có thời hạn được gửi cá nhân hóa (với khả năng gửi cá nhân hóa cực cao trong Mautic việc này khá là dễ dàng). Bên cạnh đó các touch points trong giai đoạn khách hàng action cũng cần phải thiết rõ ràng không để drop khách hàng ở bước quan trọng này. Ví dụ: Mẫu đăng ký dễ dàng, ngắn gọn. Nhân viên chốt đơn nhiệt tình được đào tạo kỹ. Gửi hợp đồng nhanh gọn, chuyên nghiệp.
Share: Khách hàng chính là đại sứ thương hiệu tuyệt vời nhất. Mọi người ở đây đi mua hàng thì ai cũng đọc review, và đây chính là testimonials mà d/n cần. Chúng ta có thể hỏi ý kiến khách hàng như một cách để tăng trải nghiệm khách hàng, tăng độ đa dạng cho thương hiệu, và hơn hết, đây là một cách tuyệt vời để giữ mối quan hệ với khách hàng. Những nút CTA sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ khi khuyến khích người dùng chia sẻ bài viết hữu ích lên mạng xã hội.
Đọc thêm bài viết: Dự đoán xu hướng Content marketing 2020