Trong nửa cuối năm 2019 cho tới năm 2020 này (dự kiến là năm bùng nổ), có lẽ từ khoá “TikTok Ads” xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn về quảng cáo và nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Tuy nhiên từ phương diện người trong cuộc, trực tiếp hỗ trợ các brands và agencies triển khai chiến dịch cùng TikTok, mình nhận thấy các thông tin của thị trường về nền tảng này chưa được rõ ràng và cập nhật thường xuyên. Mặc dù TikTok đã có văn phòng đại diện tại Việt Nam với nhiều team liên kết hỗ trợ thị trường, nền tảng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện những khâu cuối cùng về official website tiếng Việt và nhiều kênh thông tin khác để phục vụ đường dài phát triển.
Dưới đây là bài viết mô tả chi tiết nhất những thông tin và cách thức cần phải biết khi dinh doanh trên Tiktok. Mời các bạn tham khảo.
Danh Mục
1) TikTok có những dạng quảng cáo nào?
Hiện nay TikTok offer cả các dạng quảng cáo Branding (Reservation) và Auction (Performance/ Bidding), và 99,9% dưới định dạng video.
• Branding bao gồm những định dạng như Brand Takeover (0,1% còn lại nằm ở đây, định dạng này support cả ảnh tĩnh), Top View, Infeed Ads, Hashtag Challenge, Branded Effect.
• Auction chỉ có 1 hình thức chạy Infeed Ads (những video xuất hiện xen kẽ users’ video), hình thức bid theo CPC và oCPC (cho các partners hiện nay có thêm whitelist chạy brand auction bid theo CPM và CPV)
2) TikTok có những dạng tài khoản quảng cáo nào?
Phần này là phần hiện mình thấy nhiễu loạn thông tin nhất, nhiều bên đưa thông tin không chính xác đánh vào đối tượng nhà quảng cáo không nắm được thông tin chính thống từ TikTok sẽ đi sai hướng.
• Tài khoản Self- Served (trên thị trường đang gọi là tài khoản cá nhân): Các tài khoản này có thể được tự tạo bởi bất cứ cá nhân nào thông qua websitequảng cáo của Tiktok. Loại tài khoản này được chạy bid = VND, tuy nhiên không link với CRM của đội ngũ partnership, nên có vấn đề gì như tài khoản, ads bị disapproved thì bên mình sẽ không support được.
-> Nhiều bên đưa ra thông tin tài khoản cá nhân bị TikTok ngưng cấp ở thị trường Việt Nam là KHÔNG CHÍNH XÁC, TikTok vẫn cấp các tài khoản bình thường tuy nhiên duyệt rất chặt chẽ nên tỉ lệ bị disapproved cao -> nhiều bên đưa tin ngừng cấp tuy nhiên không phải.
• Tài khoản Partner: Các tài khoản (99%) Agency kí FA với TikTok, được TikTok gửi link tạo tài khoản tổng và support trực tiếp. Loại tài khoản này giao dịch, bid 100% = USD tương ứng với FA kí tiền tệ là USD.
-> Hiện TikTok có một số filters để nhận kí partner (về tiềm năng phát triển, commit ngân sách, đà tăng số lượng nhà quảng cáo, etc)
3) Danh sách partner agencies chính thức của TikTok
Trong khi chờ official website tiếng Việt hoàn thành, cũng như TikTok đang lên chương trình cấp certificate cho các partners đã kí kết và trải qua training trực tiếp thì chưa có kênh nào để check thông tin này. Đây cũng là một điểm thiếu sót ở thời điểm hiện tại khiến cho thị trường hơi nhiễu loạn thông tin về platform.
Đã có một số agencies dù không phải partner chính thức của TikTok nhưng lại đưa ra thông tin sai lệch, sử dụng logo và hình ảnh TikTok cho mục đích kinh doanh đã bị TikTok gửi warning letter và xử lý mạnh tay bằng việc thông báo không hợp tác trên toàn thị trường.
Vậy trong thời điểm này, các nhà quảng cáo nên lựa chọn agency uy tín để tránh gặp phải tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”
4) Một số lưu ý khác về TikTok
• TikTok duyệt tài khoản và ads rất chậm
-> Trước đây khi số lượng nhà quảng cáo chưa nhiều, TikTok commits duyệt ads trong vòng 24 giờ (tuy nhiên thực tế chỉ sau nhiều nhất là vài tiếng đã duyệt xong). Thời điểm hiện tại (trong khoảng 1 tháng gần đây), do nhu cầu thị trường tăng cao, ads volume tăng đột biến nên team ad-review đang bổ sung nhân lực để giải quyết backlogs và cố gắng trở lại như bình thường trong thời gian tới.
• TikTok duyệt ads rất chặt
-> Đây là điều vô cùng CHÍNH XÁC. Tầm nhìn của TikTok là trở thành một kênh chất lượng, an toàn cho người dùng, đề cao User Experience nên việc duyệt quảng cáo cũng rất chặt chẽ. Hiện nay ads được duyệt tay hoàn toàn nên mình đã thấy nhiều trường hợp bị disapproved từ những chi tiết rất nhỏ – nhưng chính xác (ví dụ như description nói giảm giá 50% nhưng ở landing page chỉ giảm giá 33%, creatives có cảnh user vừa chơi game, vừa đi qua đường, etc)
• Làm Hashtag Challenge (HTC) trên TikTok chỉ cần thuê KOLs quay videos và post lên trang
Nếu bạn có suy nghĩ này thì bạn SAI HOÀN TOÀN. Nếu có những agencies đề nghị brand làm theo cách này thì mình nên hiểu là đang đi ngược lại policy quảng cáo của Tiktok và rất rủi ro cho campaign đó. Vì hiện nay TikTok đang bán commercial HTC theo các gói cụ thể nên nếu phát hiện những HTC tự phát thì sẽ bị đánh Restricted, nhẹ thì không deliver được videos đến user, nặng sẽ bị gỡ videos và blacklisted.
Chúc các bạn thành công!!
Đọc thêm bài viết: Cách Marketing làm tăng quyết định mua hàng của khách hàng