Có phải bạn đang ở trong hoàn cảnh cứ vừa lấy lương vài ngày thì đã “cạn túi” chưa. Với 3 cách phân chia và sử dụng tiền lương dưới đây, bạn sẽ quản lý và sử dụng tốt hơn đồng tiền do mình làm ra. Mời các bạn cùng đọc.
1. Chi tiêu cơ bản
Sự giàu có bắt nguồn từ chính những thói quen hàng ngày. Do đó, muốn xây dựng tài sản, bạn phải xây dựng những thói quen tốt và bắt đầu từ thói quen chi tiêu cơ bản. Ngay khi nhận lương, bạn hãy chia chúng thành 5 quỹ với các tỷ lệ giới hạn hợp lý.
- Quỹ 1 dùng để ăn uống, chi trả các hóa đơn (30%).
- Quỹ 2 dùng để kết bạn và duy trì mối quan hệ (20%.
- Quỹ 3 dùng để đầu tư cho học tập (20%).
- Quỹ 4 dùng để phòng thân (10%).
- Quỹ 5 dùng để đầu tư (20%).
Xem thêm bài viết: Bí quyết tiết kiệm tiền lương hợp lý
2. Tiết kiệm và đầu tư
Robert Kiyosaki – tác giả của bộ sách dạy con làm giàu chia sẻ: “Không phải là việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền, mà là việc bạn giữ tiền và bắt tiền làm việc cho bạn như thế nào”. Chính vì vậy, hãy lưu ý quỹ 4 và quỹ 5:
- Quỹ 4 là số tiền tiết kiệm dùng để phòng thân, hãy giữ nó ở khoảng đủ để duy trì cuộc sống ít nhất 3 tháng trong trường hợp bạn thất nghiệp hoặc chi trả các khoản nợ phát sinh.
- Quỹ 5 là các khoản đầu tư dài hạn, bạn có thể dùng phần tiền kiếm được ở quỹ này để tận hưởng cuộc sống qua những chuyến du lịch hay các món hàng lớn như ô tô, nhà…
Thế nhưng, trước khi bắt tay vào đầu tư, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính và chấm dứt hoàn toàn các khoản nợ nếu có. Quỹ đầu tư riêng biệt với các quỹ khác có thể giúp bạn quản lý dòng tiền linh hoạt hơn. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tinh thần vì lợi nhuận thu về từ khoản đầu tư càng cao thì các rủi ro càng lớn. Tuy nhiên, càng tham gia đầu tư càng sớm thì bạn càng có đủ thời gian để tích lũy tiền về sau.
3. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau
Bạn có biết công thức chung của các triệu phú? Đó chính là chi tiêu số tiền còn lại sau khi bỏ riêng các khoản tiết kiệm và đầu tư. Tài khoản tiết kiệm không phải tự nhiên mà có. Bạn phải tập làm quen dần với thói quen tự động tiết kiệm một phần tiền từ thu nhập hằng tháng của bạn. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu bạn có thể tự “lừa” bản thân rằng số tiền đó không thuộc về bạn bằng cách gửi chúng vào tài khoản ngân hàng số, giấu chúng đi và chi tiêu các khoản còn lại.
Bất kể thu nhập của bạn đang ở mức nào, hãy học cách quản lý và làm cho số tiền đó “sinh sôi nảy nở” nhiều hơn. Có một sự thật rằng quản lý tiền bạc không làm hạn chế tự do mà ngược lại nó cho phép bạn có thể tạo ra tự do tài chính để không cần phải làm việc nữa.
Mong rằng qua 3 cách trên đây, bạn sẽ quản lý và sử dụng tiền lương của mình một cách hợp lý. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm bài viết: Mức lương khi làm việc tại Philippines là bao nhiêu?