Bạn đã từng trải qua những cảm xúc tiêu cực trong ngày chưa? – bắt đầu từ việc bạn thức dậy và phải khỏi chiếc giường ấm êm, cũng như là cảm giác bị làm phiền bởi “hàng tá” email đang chờ bạn giải quyết. Nhưng rồi, bạn quyết định sẽ không bộc lộ mớ cảm xúc hỗn độn này khi bước chân vào văn phòng.
Rốt cuộc, có những chuẩn mực ngầm nào quy định về việc đối xử với mọi người xung quanh một cách tôn trọng và lịch sự không? Tại sao bạn không muốn cho người khác thấy rằng mình đang bực bội và khó chịu. Có phải vì duy trì cảm xúc lạc quan sẽ có lợi hơn cho bạn trong công việc không?
Nhưng, sẽ có ích lợi gì khi cứ cố tỏ ra lạc quan? Và đâu là cách hiệu quả nhất để biểu lộ sự lạc quan ấy? Để có được đáp án của câu hỏi này, một cuộc khảo sát được mở ra với 2,500 nhân viên toàn thời gian trong những mảng khác nhau từ tài chính đến chăm sóc sức khỏe, giáo dục. Nghiên cứu đó chỉ ra rằng giữ lạc quan sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải lúc nào việc tỏ ra tích cực cũng mang lại kết quả như mong đợi.
Những quy định về cảm xúc đặc biệt phổ biến trong một số lĩnh vực nhất định như dịch vụ khách hàng, trong đó có các quy tắc rõ ràng quy định về “dịch vụ đi cùng với nụ cười”. Nhưng trong tình huống này, một nghiên cứu khác sẽ được diễn ra giữa các đồng nghiệp về việc điều chỉnh cảm xúc khi giao tiếp. Liệu “dịch vụ đi cùng với nụ cười” có thật sự mang lợi hiệu quả trong các mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau không?
Thể hiện và khống chế cảm xúc
Nghiên cứu dành cho những người tham gia để đánh giá mức độ mà họ điều chỉnh cảm xúc với đồng nghiệp bằng hai chiến lược là –biểu hiện và điều tiết cảm xúc.
Khi bạn cảm nhận được một loại cảm xúc nào đó và cố gắng bày tỏ với người khác, thì bạn đang thể hiện cảm xúc của bạn cho đối phương. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang mang cảm giác bực bội đến chỗ làm; bạn có nên cố nở một nụ cười “giả tạo” khi gặp đồng nghiệp, cho dù bạn không cảm nhận được một chút năng lực tích cực nào từ bản thân.
Khi bạn điều tiết cảm xúc, mặt khác là bạn cố gắng thay đổi những cảm nhận bên trong và biểu hiện những cảm xúc tích cực ra bên ngoài nhiều hơn. Mặc dù đôi khi nó sẽ làm bạn thấy khó chịu. Sau khi cảm giác bực bội đó trong bạn vơi dần, hãy nhớ lại những điều tốt đẹp trong ngày hôm đó, cũng như những gì bạn thích về công việc. Những điều đó sẽ giúp bạn nở một nụ cười.
Kết quả chỉ ra rằng những người tham gia vào cuộc nghiên cứu này thường là những người điều tiết cảm xúc. Những người này sẽ gặt hái nhiều lợi ích hơn vì khả năng “diễn sâu” của mình. Mặc dù, những cá nhân hay biểu hiện ra bên ngoài sẽ cảm thấy tâm trạng tốt hơn trong công việc và biểu hiện mức độ mệt mỏi thấp hơn. Tuy nhiên, điều đó đôi khi ảnh hưởng đến mối quan hệ xung quanh. Việc biểu hiện cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích như: không nhận được nhiều sự giúp đỡ từ đồng nghiệp – kể cả giúp đỡ cá nhân (như có ai đó lắng nghe) và trợ giúp thêm khi khối lượng công việc quá nhiều. Đồng nghiệp có vẻ để ý về những nỗ lực tích cực của người khác và khiến cho tinh thần họ cảm thấy tốt hơn khi giao tiếp cùng. Dường như, những người điều tiết cảm xúc thường gây được mức độ tin cậy cao trong mắt đồng nghiệp.
Vậy đối với những người hay biểu hiện cảm xúc ra ngoài thì sao? Trong nghiên cứu vừa rồi không có một số liệu nào được thu thập về số người hay biểu hiện cảm xúc. Điều đó có nghĩa là mọi người thường không bộc lộ hết các mặt cảm xúc của mình khi giao tiếp cùng đồng nghiệp. Một nhóm người mà được coi là thể hiện cảm xúc một cách tốt nhất – bao gồm biểu hiện cảm xúc và điều tiết cảm xúc đó là những người thuộc cơ quan quản lý. Họ trải qua nhiều chông gai trong cuộc sống hơn nên khả năng cân bằng cảm xúc giữa biểu hiện bên ngoài và kìm nén bên trong của họ tốt hơn. Tuy nhiên, khi bộc lộ quá nhiều cảm xúc ra bên ngoài sẽ khiến cho mối quan hệ cùng các đồng nghiệp trở nên khó khăn. Mặc khác nó sẽ gây hại đến chính người đó cũng như các mối quan hệ xung quanh.
Vì sao bạn nên cười?
Tại sao một nhân viên lại chọn việc tỏ ra lạc quan để bắt chuyện cùng đồng nghiệp mặc dù không có quy định nào? Mỗi cá nhân sẽ có lý do riêng trong việc điều tiết cảm xúc cá nhân, nhưng hầu hết vì họ coi trọng mối quan hệ với những người đồng nghiệp của mình. Về phía cấp bậc quản lý, việc kiểm soát cảm xúc tốt giúp họ gây ấn tượng và tránh cái nhìn tiêu cực từ cấp dưới. Điều đó có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên. Nó sẽ giúp cho họ có được sự giúp đỡ cũng như ủng hộ từ các đồng nghiệp.
Kết quả của cuộc khảo sát đã cho thấy rằng, việc nỗ lực thay đổi cảm xúc từ bên trong thay vì “diễn một cách giả tạo” sẽ mang đến lợi ích nhiều hơn. Lần tới, khi bạn đang trong tâm trạng tồi tệ, hãy lùi lại một bước và nhớ rằng: Những kết nối mà bạn tạo ra với đồng nghiệp không chỉ có giá trị với chính bạn mà còn tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn. Và điều đó sẽ giúp bạn có một nụ cười đúng nghĩa thay vì gắng gượng.
Bài viết liên quan: 4 bước giúp bạn giải quyết mâu thuẫn tại công sở