6 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”

6 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”

Thông thường, cứ 10 nhà tuyển dụng thì sẽ có đến 9 người hỏi bản rằng: “Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”. Và nếu bạn trả lời không khéo, bạn hoàn toàn bị đánh giá không tốt và bị loại khỏi vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Vậy nếu được hỏi câu này khi đi phỏng vấn tại công ty mới, bạn sẽ lựa chọn trả lời như thế nào là hợp lý, hợp tình?

Cùng điểm qua những mẹo trả lời tuy “nhỏ nhưng có võ” giúp bạn dễ thở hơn khi trả lời câu hỏi khó này nhé!

1. Bạn không thể hòa hợp với sếp cũ

Hòa hợp với cấp trên chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nói xấu cấp trên là điều kỵ nhất trong bất kỳ buổi phỏng vấn nào, đặc biệt là khi người phỏng vấn sẽ là lãnh đạo trực tiếp với bạn sau này. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn có khả năng thích ứng kém, thích kể lể và thậm chí biết đâu, nếu như sau này bạn rời đi, liệu người tiếp theo trong sổ đen của bạn có phải là họ?

Hãy trình bày một cách trung lập, giữ vững thái độ tôn trọng và lịch sự với cấp trên cũ của mình. Bạn có thể nói rằng bạn và cấp trên có quan điểm khác biệt trong công việc và điều này ảnh hưởng đến tiến độ của công việc. Đặc biệt, quan điểm của bạn lại đang phù hợp với tầm nhìn của công ty mà bạn đang phỏng vấn. Cuối cùng, hãy chốt lại bằng những lời nhận xét tích cực về công ty cũ, thậm chí là những điểm tốt bạn học hỏi được từ cấp trên trước đây.

2. Bạn không có cơ hội thăng tiến

Đáp án được khá nhiều ứng viên sử dụng chính là đây. 

Nếu không khéo léo, có thể bạn sẽ vô tình “kể tội” công ty cũ, hoặc khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về năng lực làm việc mà bạn đang có.

Hãy thành thật bày tỏ rằng bạn mong muốn phá vỡ những giới hạn của bản thân để phát huy hết khả năng của mình, điều mà bạn chưa có cơ hội làm được ở những công ty cũ. Sau đó, thể hiện nguyện vọng muốn được chinh phục công việc hiện tại bằng những kỹ năng của bạn để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng.

3. Mức lương thấp và không phù hợp với năng lực của bạn

Việc đưa ra câu trả lời như vậy sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá ngay khả năng cũng như mức độ yêu cầu bạn dành cho công việc. Ngoài ra, nhà tuyển dụng còn sẽ e ngại nếu như bạn làm việc chỉ vì tiền.

 Trong tình huống này, bạn nên cố gắng hướng câu trả lời liên quan đến việc phát triển sự nghiệp cá nhân. Đầu tiên, hãy liệt kê nhanh những kinh nghiệm hoặc thành tích bạn có ở các công ty cũ để chứng tỏ năng lực thực tế của bạn. Sau đó, vạch ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã định hướng một con đường tương lai cho sự nghiệp như thế nào, và việc có được một vị trí ở công ty mới này sẽ quyết định đến kế hoạch của bạn ra sao.

4. Môi trường cũ khó hòa đồng

Kỹ năng làm việc nhóm luôn là một trong những yếu tố hàng đầu được nhà tuyển dụng quan tâm. Vì vậy đừng vội vàng nói với nhà tuyển dụng rằng bạn không thể hòa nhập được với môi trường làm việc trước. Nhà tuyển dụng sẽ gạch tên bạn ngay nếu như bạn không có khả năng chủ động làm quen và thích ứng với mọi môi trường làm việc.

Thay vào đó, bạn có thể nói giảm nói tránh bằng cách bày tỏ về phong cách làm việc hoặc cá tính của bạn, nhấn mạnh vào khả năng thích nghi và chủ động hòa nhập ở bạn. Tuy nhiên, hãy trình bày thẳng thắn rằng văn hóa công ty cũ không thật sự phù hợp để bạn phát triển lâu dài. Tìm kiếm một môi trường năng động và hòa hợp với bạn hơn như công ty đang phỏng vấn chính là lựa chọn tốt nhất giúp bạn bộc lộ tiềm năng của mình.

5. Công việc cũ không còn hứng thú với bạn

Chán công việc cũ, không có nghĩa là bạn kể lể những điểm tiêu cực ở công việc cũ, Bạn sẽ dễ dàng bị đánh giá cả thèm chóng chán, thiếu tính cam kết hoặc đứng núi này trông núi nọ.

Vì thế, một lời khuyên cho ứng viên là các bạn không nên ngồi tố công ty cũ trước mặt nhà tuyển dụng.

Thay vì liên tục than phiền, bạn nên nói ra một vài điểm đưa bạn đến vị trí đang tuyển này, tại sao công việc hiện tại không thích hợp và bạn mong muốn gì ở công việc mới. Bạn có thể chia sẻ về những thế mạnh hoặc khả năng phát triển của bạn có những điểm phù hợp nào với công việc được mô tả ở công ty này. Từ đó, bày tỏ nguyện vọng của bản thân và cho nhà tuyển dụng biết bạn khao khát học được gì và cống hiến những gì cho công ty.

6. Khối lượng Công việc quá tải

Số lượng công việc bạn làm rất quan trọng. Nếu quá nhiều, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn có thể không có thời gian dành cho gia đình hoặc bạn bè trong khi đây là một phần quan trọng đối với bạn.

Nếu bạn nghỉ việc vì lịch làm việc không có lợi cho bạn, bạn có thể trả lời: “Mặc dù tôi rất yêu thích công việc của mình nhưng do khối lượng công việc tăng lên không ngừng nên tôi đã gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Một sự cân bằng tốt sẽ giúp tôi đạt được hiệu quả hơn trong công việc và thoải mái hơn trong cuộc sống. Tôi tin rằng công việc này sẽ giúp tôi có được sự cân bằng phù hợp.”

Cuối cùng, nếu các bạn đang quân tâm đến việc làm tại Philippines. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi !

Chúc các bạn thành công!

Call Now

error: Content is protected !!