Hẳn là chúng ta khi đi làm ai cũng muốn có được sự tin tưởng, quý mến từ người sếp của mình. hãy cùng việc làm Philippines tìm hiểu 6 cách lấy lòng sếp cực kì hiệu quả nhé.
Danh Mục
1. Thân thiện tại nơi làm việc
Bằng một vài mẹo nhỏ, bạn có thể còn khiến mình có được thêm nhiều thiện cảm hơn, bao gồm cả người sếp “khó tính”. Hạn chế những cử chỉ mang đến sự tiêu cực (như thể hiện bộ mặt khó coi, hành động sỗ sàng,…), tránh xa các cuộc tranh cãi tại công ty, và chú ý việc lựa chọn trang phục nơi công sở. Thật thoải mái khi đưa ra những lời góp ý thẳng thắn, miễn là chúng mang tính xây dựng thực sự và không bao hàm sự chỉ trích tiêu cực và nặng nề.
2. Biến mình trở thành phần không thể thiếu
Muốn được lãnh đạo yêu mến, trước hết phải trở nên quan trọng trong mắt xích của doanh nghiệp. Hãy bắt đầu ngay với những công việc sau: Xin thực hiện những dự án quan trọng trong doanh nghiệp, phát triển những kỹ năng đặc biệt giúp mình trở nên nổi bật và tách biệt với đám đông. Học hỏi và hoàn thiện mình không bao giờ là thừa.
3. Nắm bắt mục tiêu ưu tiên của sếp
Điều gì quan trọng nhất với sếp vào thời điểm này, nó cũng thiết yếu với bạn. Bạn cần là người nắm bắt được “ưu tiên của sếp” trong công việc hiện tại là gì. Hãy chắc chắn rằng chúng phải phù hợp và nhất quán với mục tiêu ưu tiên của bạn và giành sự chú ý quan trọng tới mục tiêu này.
4. Luôn giữ liên lạc
Để giành lấy cảm tình của sếp, bạn cần thường xuyên cập nhật tiến độ làm việc của mình cho cấp trên. Điều này không chỉ giúp lãnh đạo biết được bạn đang làm việc như thế nào, mà còn giúp sếp biết được bạn đang thực hiện công việc một cách hiệu quả và đang tiến bộ không ngừng. Thường xuyên giao tiếp và liên lạc giúp cấp trên luôn ghi nhớ tới bạn và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, đặc biệt với những ông sếp bận rộn.
5. Chủ động khắc phục lỗi sai
Nếu lỗi sai của bạn được sửa, trước cả khi cấp trên của bạn phải “bắt tay” vào chữa, bạn đã “ghi điểm” ngay trong mắt của cấp trên. Tự kiểm tra lại kết quả công việc của mình bằng cách viết “nhật ký công việc”: Những điều bạn đang làm, điều người khác thấy bạn đang thực hiện, và điều bạn cần phải làm, rồi tự đánh giá bản thân theo góc nhìn của sếp. Nó rất hiệu quả trong việc tự phê bình và hạn chế sự “mờ mắt” khi tìm lỗi sai.
6. Thành thật nhận lỗi
Đối với những vấn đề không thể khắc phục dưới áp lực của thời gian, hoặc do gấp gáp mà bạn khiến nó “rối tung”, hãy nhận lỗi một cách chân thành. Chú ý xem xét tới thứ tự ưu tiên của sếp đối với công việc bạn chưa hoàn thành, xem lỗi sai của bạn đã tác động và ảnh hưởng như thế nào tới tiến độ công việc hiện tại. Mắc lỗi sai là một điều bình thường, nó giúp bạn hoàn thiện hơn.
Xem thêm bài viết : 4 yếu tố trong CV gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng