Làm thế nào để xin việc trái ngành – kỹ năng sinh tồn

Trên 60 % sinh viên ra trường hiện nay tốt nghiệp đều làm việc trái ngành thế làm để có thể “sinh tồn” nếu có lúc phải bén duyên với một công việc trái ngành của mình?

1. Thích ứng với sự thay đổi

Những công việc khác nhau đòi hỏi nhân viên phải có những tố chất, đặc điểm khác nhau sao cho phù hợp với đặc thù công việc. Ví dụ, bạn là người trẻ, từng làm ngành marketing và quá quen với sự năng động, sáng tạo; nhưng vào một ngày đẹp trời, bạn “bỗng” phải chuyển qua làm nhân viên văn thư tại một công ty truyền thống có bầu không khí nhàm chán, nhịp điệu làm việc chậm chạp, nhân viên đa số là “các cô, chú, bác” nhưng lương bổng cực tốt, chắc chắn rằng, nếu bạn không có kỹ năng thích ứng tốt thì dù lương có cao đến mấy, sớm muộn bạn cũng “dứt áo ra đi” vì trầm cảm mà thôi!

2. Giao tiếp

Công việc mới, tất nhiên là đồng nghiệp, sếp cũng mới rồi. Để không phải lạc lõng và có thể nhanh chóng “làm bạn” với những bậc “tiền bối” nhằm trau dồi thêm kiến thức ngành, được giúp đỡ khi gặp khó khăn trong quá trình “trải nghiệm” việc làm mà trước giờ mình chưa từng làm qua, bạn buộc phải khéo léo trong giao tiếp. Ngoài ra, giao tiếp giỏi còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc cũng như tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,…

3. Làm việc nhóm

Một khi đã đi làm thì dù đúng ngành hay trái ngành, bạn đều phải trang bị kĩ càng cho mình kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng mềm này thường được nhà tuyển dụng rất chú trọng vì nó là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ngoài ra, muốn giỏi nó đòi hỏi bạn phải sở hữu nhiều khả năng khác nhau như kiểm soát cảm xúc cá nhân, biết lắng nghe, có trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, gắn kết mối quan hệ,…

4. Quản lý thời gian

Làm việc trái ngành, khó khăn và thử thách là chuyện bạn phải đối mặt rất nhiều. Vừa phải hoàn thành trách nhiệm, vừa phải trau dồi thêm kiến thức “lạ”, nếu không biết cách quản lý thời gian, chắc chắn bạn sẽ khó có thể đảm bảo tiến độ công việc và làm việc một cách khoa học, hiệu quả được. Ngoài ra, kỹ năng mềm về quản lý thời gian còn giúp bạn hình thành thói quen sống có kỷ luật rất có ích cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn sau này.

5. Tự học hỏi và tích lũy kiến thức

Khi bắt đầu công việc mới, đặc biệt là việc trái ngành, không ngừng học hỏi là điều đầu tiên và quan trọng nhất. Bạn phải mất đến 4 năm đại học chỉ để học kiến thức về một ngành, giờ đây làm trái ngành, bản thân bạn phải cố gắng tự học hỏi nhiều gấp đôi, thậm chí gấp ba lần người khác mới hi vọng tích lũy được đủ kiến thức nền tảng để phục vụ cho công việc một cách tốt nhất. Lúc này nếu không có tính tự giác, chủ động tiếp thu kiến thức thì thật khó để bạn có thể thành công với công việc mà mình đã chọn.

Trên đây là 5 kỹ năng mà bạn bắt buộc phải có nếu như bạn muốn bản thân có thể vững vàng bước đi trên con đường sự nghiệp hoàn toàn mới của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị cho mình thêm những kĩ năng riêng mà mỗi ngành khác nhau có mức độ đòi hỏi khác nhau như kĩ năng vi tính, kĩ năng sử dụng tiếng Anh, kĩ năng tư duy sáng tạo,…Chúc bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Nếu các bạn đang tìm  việc làm tại philippine  với mức hấp thụ, cơ hội thăng tiến lương cao, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi hoặc gửi CV về gmail [email protected] nhé.

Call Now

error: Content is protected !!