Sự khác biệt lớn nhất của nhân viên và lãnh đạo có lẽ đó chính là khả năng đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. Do đó kỹ năng giải quyết vấn đề chính là một trong những kỹ năng quan trọng của người lãnh đạo, và những người đang có mong muốn thang tiến trong công việc. Vậy làm thế nào để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là những kỹ năng quan trọng và vô cùng cần thiết trong quá trình làm việc của mình. Nhưng, quy trình giải quyết vấn đề và sự cố này luôn đòi hỏi phải có một cơ sở khoa học vững chắc nhằm đảm bảo tính chuẩn xác, hiệu quả và kịp thời và không phải ai cũng đủ niềm tin vào kỹ năng giải quyết vấn đề vấn đề của mình cũng như bình tĩnh để tìm ra hướng tốt nhất giải quyết vấn đề.
Ví dụ khi bạn đang làm lãnh đạo một công ty, tuy nhiên doanh thu công ty bạn luôn luôn bất ổn định, lúc cao lúc thấp, lúc này thay vì bạn thúc em cấp dưới gia tăng sản xuất để nâng cao sản lượng. Hãy thử đi tìm hiểu xem nguyên nhân do đâu, hãy cố gắng tìm ra gốc rễ nguyên nhân của vấn đề sau đó giải quyết nó, bạn sẽ chỉ tốn 20% thời gian, nhưng sẽ đạt được 80% kết quả mong muốn, đó quả là một bài toán có lợi ích lớn đúng không nào.
Giải quyết mâu thuẫn nhanh chóng
Trong công việc, cuộc sống chắc chắn không tránh khỏi những mâu thuẫn không đáng có, vậy làm thế nào để giải quyết những mâu thuẫn đó. Nếu bạn đang trong trường hợp như vậy thì hãy tham khảo những cách giải quyết dưới đây nhé.
- Phân tích nguyên nhân mâu thuẫn: Phân tích vấn đề giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và bản chất vấn đề, từ đó có thể sáng suốt đưa ra giải pháp hợp lý.
- Đơn giản hóa mâu thuẫn: Hãy suy nghĩ mọi vấn đề theo hương đơn giản, thay vì phức tạp hóa vấn đề, lúc đó sẽ tự đẩy mình vào tình huống khó, không thể giải quyết.
- Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh: Đừng gò bó mình trong bất kì tiêu chuẩn nào, hãy đứng từ nhiều phía để nhìn rõ bản chất cũng như điểm yếu của vấn đề, chúng ta sẽ tìm được cách giải quyết tối ưu nhất.
- Chọn giải pháp: Khi đã tìm ra được cách giải quyết tốt nhất, hãy chọn một giải pháp đơn giản để giải quyết nó, đây là kỹ năng đưa ra quyết định.
- Đề ra mục tiêu: Bạn đã chọn được giải pháp giải quyết vấn đề, việc tiếp bạn cần làm là đề ra mục tiêu. Khi làm bất kỳ việc gì bạn đều cần phải có mục tiêu. Mục tiêu sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng.
- Thực hiện: Mọi việc chuẩn bị đã hoàn tất, ta hãy bắt tay vào giải quyết vấn đề thôi.
- Đánh giá hiệu quả: Đánh lại lại kết quả vấn đề là việc bạn tổng kết lại toàn bộ quá trình giải quyết của bạn từ khâu xác định nguồn gốc cho đến khi vấn đề được giải quyết xong. Việc làm này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về toàn bộ vấn đề, những giải pháp, cách lựa chọn giải pháp, quá trình thực hiện từ đó bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm cho bản thân và cho những lần giải quyết vấn đề sau này.
Đôi khi trong cuộc sống chúng ta để mình thả lòng hoàn toàn, bất cần xung quanh. Muốn phát triển kỹ năng giải quyết vấn thì bạn phải liên tiếp giải quyết các vấn đề. Vấn đề là cơ hội để phát triển và cũng là thách thức mà mỗi người phải phát hiện và cố gắng vượt qua.
Xem thêm bài viết: 4 bước hạn chế suy nghĩ tiêu cực trong công việc