Phải làm gì khi phải làm công việc mà mình không thích

Ai cũng mong muốn được làm việc trong một môi trường tốt, theo đuổi đam mê của mình. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn chọn được một công việc như mong muốn.

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng này. Theo nghiên cứu của Gallup về môi trường làm việc của người Mỹ thì có tới 70% số người được hỏi không hài lòng với công việc hiện tại của mình và chỉ 30% là thực sự yêu thích.

Nhưng, chúng ta vẫn phải chấp nhận đối mặt với nó ngay cả khi bạn thực sự ghét công việc hiện tại của mình. Dưới đây là cách mà bạn nên ghi nhớ và rút ra được khi làm việc ở một vị trí bạn hoàn toàn không yêu thích.

Tập trung vào mặt tích cực

Cuộc sống của mỗi người luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Bạn không thể lờ đi hoàn toàn những thứ tiêu cực nhưng bạn có thể chuyển hướng sự tập trung của mình vào những điều tích cực. Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những điều tốt đẹp, cơ hội, niềm vui và lợi ích hoặc ít ra cũng là bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó đem lại.

Ngay cả khi bạn được làm công việc yêu thích thì cũng sẽ phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Vì vậy, tại sao thay vì chán nản, buồn bực, bạn không nhìn lại những điểm tốt trong công việc hiện tại và suy nghĩ tích cực hơn. Tuy đó không phải là công việc chuyên môn, thuộc sở trường nhưng ở đó lại có đồng nghiệp tốt, sếp tài giỏi khiến bạn học được nhiều điều. Chắc chắn rằng, suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn đạt được thành công trên chặng đường tiếp theo trong sự nghiệp.

Kiên nhẫn

Thay đổi công việc không phải việc diễn ra trong thời gian ngắn ngủi hay dễ dàng mà đôi khi còn ảnh hưởng đến việc tuyển dụng bạn. Trong quá trình tìm kiếm công việc bạn yêu thích, bạn sẽ phải trải qua các công việc khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải thật sự kiên nhẫn, nỗ lực hết khả năng và tìm kiếm cơ hội của mình. Hãy cứ làm tốt công việc hiện tại và khẳng định sự chuyên nghiệp của bản thân. Cho dù ở đâu, làm bất cứ công việc gì thì bạn cũng cần nỗ lực hết mình và trung thành với công ty hiện tại. Đây cũng chính là phẩm chất được các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Bạn sẽ không chỉ để lại ấn tượng tốt cho sếp và đồng nghiệp, mà còn tự nâng cao phẩm chất cần có trên con đường sự nghiệp lâu dài.

Không lãng phí thời gian

Khi bạn không thích công việc của mình, bất cứ việc gì cũng sẽ khiến bạn chán nản và mệt mỏi, xuất phát từ việc nhỏ nhất như cuộc tranh cãi với đồng nghiệp, bàn làm việc không theo ý muốn hay thức uống trong căn tin không phải loại bạn thích. Bạn biết đấy, khi bạn đã ở trong một tâm trạng xấu, thì thậm chí những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất cũng có thể khiến bạn muốn xin nghỉ việc lập tức.

Do đó, hãy nhớ rằng không lãng phí thời gian của mình vào các câu chuyện vớ vẩn. Thực chất những rắc rối, phiền toái này chính là bài học quý giá giúp bạn thêm trưởng thành hơn mà thôi. Hít một hơi thật sâu và để cho mọi thứ qua đi. Đó là điều bạn sẽ học được nếu biết cách sống chung với công việc mình không yêu thích.

Mọi công việc đều mang lại giá trị riêng

Có rất nhiều điều bạn không nhận ra từ công việc hiện tại khi mà bạn không có sự đam mê, yêu thích với nó. Có thể đó là mức lương công bằng, một đội ngũ hỗ trợ tuyệt vời, các kỹ năng hữu ích cho công việc sau này hay cơ hội để làm sáng CV của mình. Bạn chỉ nhận ra khi bạn thực sự hiểu rõ về công việc và công ty của mình, cũng như đòi hỏi một sự tận tâm của chính bạn trong mọi việc.

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều sẽ ít nhất một lần trong đời chấp nhận công việc mình không yêu thích. Mặc dù, công việc bạn ghét không có nghĩa là nó không có giá trị. Đôi khi chúng ta phải làm một cái gì đó chúng ta ghét để biết chúng ta thực sự yêu thích điều gì.

Trong thực tế, có rất nhiều bài học quan trọng bạn có thể học hỏi từ công việc hiện tại này. Đó có thể là tinh thần làm việc nhóm, các kỹ năng bạn còn thiếu sót hay những điều bạn chưa có cơ hội học hỏi. Vì vậy, hãy tận dụng tốt quãng thời gian làm việc này, biến chúng thành động lực để bạn có được công việc thực sự đam mê trong tương lai.

Bài viết cùng chủ đề: 7 lý do bạn nên chọn Philippines là nơi làm việc trong năm 2020

Call Now

error: Content is protected !!