Theo báo cáo mới nhất tháng 4 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, khu vực châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam và Philippines, cho thấy tăng trưởng tại khu vực này năm 2020 sẽ chậm lại rất nhiều vì ảnh hưởng của dịch bệnh, chỉ ở mức 1% cho các thị trường mới nổi và 0% cho toàn khu vực, so với con số 3% mà IMF đưa ra hồi đầu năm.
Phần lớn tương lai của các nền kinh tế ở khu vực châu Á phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế của các đối tác thương mại quan trọng, cả về xuất khẩu và du lịch. Trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của IMF, dự báo tăng trưởng năm 2020 ở các nước châu Á đều giảm mạnh, với mức tăng trưởng 1,2% đối với Trung Quốc, 1,9% đối với Ấn Độ và 2,7% đối với Việt Nam, cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi ở châu Á.
Việt Nam rất có thể cũng sẽ thất thu nặng nề với ngành du lịch, với dự báo của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế tới nước ta giảm ít nhất 70% so với năm ngoái, chỉ còn 5,5 triệu lượt khách trong kịch bản khả quan nhất. Khách du lịch nội địa cũng sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể quay trở lại được mức như trước dịch, dù lệnh cách ly xã hội của nước ta đã được nới lỏng.
Tại Philippines, cũng trong ngày 12/5, Tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 từ ngày 16/5 tới. Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở Manila sẽ được phép mở cửa trở lại với 50% công suất.
Tổng thống Duterte cũng khuyến cáo người dân khi quay lại làm việc phải tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn. Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế không có nghĩa dịch Covid-19 đã được đẩy lui và quốc gia Đông Nam Á này không thể chống đỡ làn sóng thứ 2 của dịch bệnh.
Tính đến nay, Philippines ghi nhận tổng cộng 11.086 người mắc Covid-19, trong đó có 726 người tử vong.
Đại dịch lần này đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của Philipines.
Dưới đây là thống kế tăng trưởng của cá quốc gia Đông Nam Á trong quý I năm 2020
Vietnam: 3.82%
Indonesia: 2.97%
Malaysia: 0.7%
Philippines: -0.2%
Thailand: -1.8%
Singapore: -2.2%