Dù bạn có thể hiện tốt đến mấy trong buổi phỏng vấn nhưng việc đến trễ vài phút có thể tác động tiêu cực đến ấn tượng của nhà tuyển dụng và ảnh hưởng đến cơ hội được nhận cho vị trí đấy.
Do đó, với mỗi cuộc phỏng vấn nên tránh đến trễ bằng mọi giá. Trong tình huống mà bạn không thể tránh khỏi việc đến trễ, hãy nhớ sử dụng 4 mẹo sau nhưng không nên quá lạm dụng.
Danh Mục
Gọi thông báo
Nếu bạn biết mình chắc chắn sẽ trễ giờ phỏng vấn, hãy gọi điện báo trước. Tránh bào chữa, chỉ thông báo cho nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ đến trễ, đưa ra khung thời gian chính xác mà bạn sẽ có mặt và hỏi xem liệu rằng thời gian đó có còn phỏng vấn hay không. Nếu không, hãy đề nghị được sắp xếp một buổi phỏng vấn mới và đề xuất thời gian thay thế cụ thể trong trường hợp họ chấp nhận.
Bạn càng thông báo sớm càng tốt. Việc gọi điện khi đã qua giờ phỏng vấn một vài phút sẽ ít có khả năng làm giảm sự khó chịu của nhà tuyển dụng . Mỗi người đều có một kế hoạch làm việc riêng, nếu bạn dự kiến vào lúc 10 giờ và xuất hiện lúc 10h30 thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ lịch biểu của nhà tuyển dụng. Việc thông báo trước cho thấy bạn tôn trọng thời gian của họ và thể hiện sự quan tâm của bạn với vị trí tuyển dụng.
Nhận lỗi nhưng không lạm dụng
Không ai thích phải chờ đợi, đặc biệt là các nhà tuyển dụng luôn có lịch trình bận rộn. Thế nhưng đừng mãi “bấu víu” vào việc đến trễ của bạn. Việc này đã xảy ra và nhà tuyển dụng đã nhận thấy. Thay vào đó, bạn cần thừa nhận thiếu sót và bày tỏ sự tiếc nuối một cách chân thành vì đã làm cho người phỏng vấn phải chờ đợi. Sau đó, hãy bước vào cuộc phỏng vấn một cách thoải mái.
Có lý do thuyết phục và hợp lý
Kẹt xe trầm trọng, đồng hồ báo thức bị lỗi hoặc công việc gặp trục trặc có vẻ không phải là lí do thuyết phục đối với nhà tuyển dụng – người đã sắp xếp thời gian cụ thể để nói chuyện với bạn về vị trí ứng tuyển. Một ứng viên có tổ chức, đáng tin cậy sẽ tính đến những rủi ro tiềm ẩn hoặc sự chậm trễ khi lập kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn xin việc.
Không có bất cứ lí do gì ngoài vấn đề gia đình khẩn cấp hoặc một tai nạn nghiêm trọng có khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu đây không phải là trường hợp của bạn và đến trễ cuộc phỏng vấn là không thể tránh khỏi thì bạn cần trung thực và hối lỗi bởi điều này bao giờ cũng tốt hơn là lời bào chữa hay một lời nói dối.
Tút sự tự tin
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc mất sự tin vì đã đến muộn, do đó hãy dành một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh trước khi gặp người phỏng vấn. Đừng để sự chậm trễ thống trị suy nghĩ của bạn và làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ buổi phỏng vấn.
Một khi bạn đã xin lỗi vì đến muộn, đừng để nó lởn vởn trong đầu. Thay đổi mục tiêu tập trung càng nhanh càng tốt, thay vì cứ mãi nghĩ về thiếu sót của bạn, hãy chuyển sang những điểm mạnh và kỹ năng của bạn sẽ giúp bạn trở thành tài sản quý giá của công ty.
Mọi người đều có thể phạm sai lầm – ngay cả những người đang phỏng vấn bạn. Vì vậy, hãy tìm cơ hội thuận tiện trong cuộc phỏng vấn để giảm bớt bất kỳ mối lo ngại mà nhà tuyển dụng có thể có về mức độ tin cậy của bạn. Thuyết phục họ thông qua cách cư xử, kinh nghiệm và người tham khảo rằng bạn không chỉ là hoàn toàn đáng tin cậy mà còn linh hoạt và có thể thay đổi tình huống một cách nhanh chóng khi có điều bất ngờ xảy ra.
Bài viết bạn nên tham khảo: 7 vật dụng cần thiết khi đi phỏng vấn