Ngày 13/4:
Số ca nhiễm toàn cầu: 1,853,155 tăng 81,641 so với hôm qua
Số ca không qua khỏi: 114,247 tăng 5,498 so với hôm qua
Số ca bình phục xuất viện: 423,554 tăng 20,895 so với hôm qua
Tình hình dịch Corona tại Việt Nam
– Tổng số ca nhiễm hiện tại của Việt Nam là 262 ca sau khi có thêm 2 ca dương tính vào sáng nay, số người nghi nhiễm là 2,264 người, số đang bị cách ly là 72,508 người.
– Quảng Nam cho biết lực lượng chức năng đang tích cực tìm kiếm một người Colombia trốn khỏi cơ sở cách ly tập trung.
– Cách Việt Nam dập dịch được 1 vài nước trên thế giới gọi là 1 hình mẫu đáng để noi theo.
– Bệnh viện Bạch Mai chấm dứt hợp đồng với công ty Trường Sinh, tự lặp đặt 100 thùng nước vừa lọc vừa đun để tạo ra nguồn cung cấp nước nóng cho người bệnh.
– 15 đội phản ứng nhanh của Bộ y tế đã về Mê Linh để khoanh vùng cách ly để kiểm soát dịch tại thôn Hạ Lôi. Giờ đã làm sàng lọc hơn 6 nghìn người trên tổng số hơn 11 nghìn dân của thôn Hạ Lôi.
– Hà Nội cũng phân luồng lại giao thông đi tới thôn này, chỉ mở lại đường sau khi xác định thôn này đã hết dịch.
– Bệnh nhân 91 có kết quả âm tính với virus, tuy nhiên tình trạng của người này vẫn trong diện nguy kịch, phải tiếp tục thở máy, can thiệp ECMO.
– Bình Phước yêu cầu đình chỉ công tác phó chủ tịch HĐND chống đối kiểm dịch.
Tình hình dịch Corona trên thế giới
-Tại Đông Nam Á, Philippines và Malaysia đang là 2 điểm dịch nóng nhất với hơn 4600 người nhiễm. Số người chết tại 2 quốc gia này lần lượt là 297 và 76 người.
– Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ phải tuyên bố tình trạng Thảm họa toàn quốc. Tuyên bố do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra áp dụng cho tất cả 50 bang vì đại dịch COVID-19 vào ngày 12-4, giờ Việt Nam.
– Sau những sức ép từ quốc tế thì Trung Quốc khẳng định sẽ xem xét việc những người da đen tại khu Quảng Châu bị phân biệt đối xử và phải ngủ ngoài đường do không thuê được nơi ở do người dân sợ những người này là nguồn bệnh.
– Tổng thống Mỹ cho biết ông đang chuẩn bị đưa ra 1 quyết định khó nhất từ trước đến giờ, đó là việc có quyết định dừng các lệnh phong tỏa và cách ly để đưa nền kinh tế Mỹ trở lại hay không. Ông này cũng tiện thể chỉ trích giới truyền thông vì giới này đang bới móc quá nhiều chuyện không cần thiết trong cách ông điều hành và xử lý dịch, một trong những tờ báo bị chỉ đích danh là The New York Times.
– Thị trưởng New York khẳng định thành phố hiện có đủ máy thở trong tuần này, sẽ áp dụng xét nghiệm ra cộng đồng trong thời gian tới. Số ca không qua khỏi tăng nhanh trong các nhà dưỡng lão sau khi đã có hơn 3,300 ca không qua khỏi tại các địa điểm này trên toàn nước Mỹ. Tính về tổng số thì Mỹ hôm nay đang có 560,425 ca nhiễm và 22,105 ca không qua khỏi. Nhiều nhóm vũ trang nhỏ tại các bang ở Mỹ vẫn tự tổ chức lễ Phục sinh bất chấp yêu cầu cách ly của chính quyền bang.
– Tây Ban Nha lại chứng kiến 1 ngày số ca không qua khỏi tăng trở lại, thủ tướng nước này phát biểu Tây Ban Nha “còn cách chiến thắng rất xa” trong cuộc chiến chống covid-19. Hiện nước này có 166,831 người nhiễm virus và 17,209 ca không qua khỏi.
– Thủ tướng Italy có bài diễn văn gửi tới người dân nước này nhân dịp lễ Phục sinh để khích lệ tinh thần và kêu gọi mọi người cùng hợp sức để vượt qua đại dịch. Italy cho đến giờ đã có 156,363 ca nhiễm, trong số này có 34,211 người đã khỏi bệnh và gần 20 nghìn ca không qua khỏi. Nước này vừa bắt những người trên 1 chiếc tàu chở dân tị nạn vừa cập cảng tại Sicily phải cách ly tập trung để theo dõi.
– Đức cho đến sáng nay đã có 127,854 ca nhiễm và 3,022 ca không qua khỏi.
– Pháp đang hi vọng họ đã đạt tới đỉnh của dịch sau khi số người tử đang giảm liên tục trong những ngày gần đây, tuy là giảm nhưng con số vẫn rất cao, hôm qua đã có 315 ca không qua khỏi mới. Số người nhiễm ở Pháp ở mức 132,591 người, số không qua khỏi là 14,393 người. Một nhà thờ ở Paris chống lại lệnh phong tỏa để thực hiện lễ Phục sinh cho giáo dân, đã bị cảnh sát bắt dừng tiến hành, giải tán đám đông và cha xứ bị phạt 200 Euro.
– Thủ tướng Anh ra viện và hiện đang tĩnh dưỡng tại 1 nhà nghỉ ở ngoại ô để hồi phục hẳn. Nước Anh sáng nay đã có tổng số 84,279 người nhiễm, vượt qua Trung Quốc về số người nhiễm, số không qua khỏi cũng vừa vượt qua con số 10 nghìn ca. Một bệnh viện tại Anh vừa bị trộm thăm hỏi và trộm đi mất 1 số vật tư y tế chống dịch.
– Hà Lan thông báo đã có tổng cộng 25,587 ca nhiễm và 2,737 ca không qua khỏi. Tuy nhiên tin mừng là những ngày gần đây số nhiễm mới đã giảm.
– Malta cho rằng những tổ chức phi chính phủ đang khuyến khích việc buôn người khi tiếp tục nhận các người di cư từ biển vào nước này. Hiện đang có 3 chiếc thuyền chở người tị nạn đang đến gần nước này, trong đó có tàu đã gửi tín hiệu cấp cứu.
– Georgia hiện mới có 252 ca nhiễm và 3 ca không qua khỏi, các ca không qua khỏi đều là nữ giới ở độ tuổi từ 79 đến 86 và có nhiều bệnh nền.
– Hy Lạp đang lo sẽ vỡ trận trong tuần tới khi những người theo Chính thống giáo chính thức đón lễ Phục sinh bởi theo lệ thường sẽ có rất nhiều người di chuyển về nhà trong dịp này. Hôm qua họ đã bắt 38 người cố tình rời khỏi thành phố và mỗi người bị phát 300 Euro. Hiện Hy Lạp đang có 2,114 ca nhiễm và 98 ca không qua khỏi.
– Cựu giáo sỹ trưởng của Isarel đã không qua khỏi do virus, thông tin này được đích thân thủ tướng Isarel thông báo, hiện nước này đang có 11,145 ca nhiễm 103 ca không qua khỏi.
– Bộ trưởng bộ nội vụ Thổ Nhĩ Kì nộp đơn từ chức sau khi xử lý không tốt việc phong tỏa 31 thành phố để chống dịch. Ông này tiến hành lệnh phong tỏa vào cuối tuần mà chỉ báo trước từ 22.30 tối thứ 6 nên làm cho người dân hoảng loạn đi mua sắm trước khi lệnh này được diễn ra. Tổng thống Thổ Nhĩ Kì thì vẫn không nghe lời các chuyên gia về chống dịch, vẫn để các hoạt động diễn ra bình thường để giúp nền kinh tế không bị gián đoạn, ông này cũng đã từ chối cho bộ trưởng nói trên được từ chức. Nước này đang có tận 56,956 ca nhiễm và 1,198 ca không qua khỏi.
– Hàng nghìn người dân Syria đang trên đường trở lại thành phố Idlib sau các cuộc giao tranh do lo ngại nếu vẫn ở các khu trại tị nạn gần biên giới Thổ Nhĩ Kì sẽ bị nhiễm virus. Các chuyên gia y tế lo ngại đây sẽ là 1 nguy cơ lây lan dịch bệnh mới bởi việc di chuyển giữa các vùng là rất nguy hiểm trong điều kiện hiện tại. Syria hiện mới đang có 25 ca nhiễm và 2 ca không qua khỏi.
– Pakistan đã có 5,183 ca nhiễm và 88 ca không qua khỏi. Nước này đang loay hoay giữa việc vừa dập dịch vừa phải làm cách nào để người dân không bị không qua khỏi vì đói nếu lệnh phong tỏa kéo dài.
– Thủ tướng Jordan thông báo lệnh phong tỏa sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 4 này, kích hoạt đạo luật khẩn cấp để chính phủ dễ xử lý dịch hơn. Jordan đến giờ có 389 ca nhiễm và 7 ca không qua khỏi.
– Madagascar nhờ vào các biện pháp mạnh ngay từ khi mới chỉ có 3 ca nhiễm nên giờ có vẻ đang kiểm soát tốt dịch với chỉ 102 ca nhiễm và chưa có ca không qua khỏi nào. Nước này gần như ngay lập tức đóng cửa tất cả các sân bay, dừng các phương tiện công cộng, phong tỏa nhiều nơi và người dân bị hạn chế tối đa đi lại.
– Sudan ban bố luật khẩn cấp và cấm việc đi lại bằng đường bộ giữa các thành phố để hạn chế lây lan virus. Nước này đã thực hiện giới nghiêm 12 giờ 1 ngày, đóng cửa các trường học. Những ai không tuân thủ sẽ bị coi như là tội phạm và sẽ bị bỏ tù. Sudan có 19 ca nhiễm và 2 ca không qua khỏi.
– Colombia thông báo có 2 bác sỹ đầu tiên không qua khỏi trong nỗ lực cứu chữa bệnh nhân trong đợt dịch này. Hiện Colombia đang có 2,776 ca nhiễm và 109 ca không qua khỏi.
– Tổng thống Ecuador và các thành viên chính phủ sẽ cắt giảm 50% lương để ủng hộ cho ngành y tế chống dịch tốt hơn. Quốc gia này đang có 7,466 ca nhiễm và 333 ca không qua khỏi.
– Peru bắt 1 người đàn ông Trung Quốc đang làm xét nghiệm covid-19 bất hợp pháp trên đường phố. Sau khi kiểm tra thì những bộ xét nghiệm này chính là đồ vừa bị ăn trộm từ Bộ y tế Peru.
– Các chuyên gia y tế Brazil lo sợ tổng thống Bolsanero đang là nguyên nhân đưa nước này rơi vào cuộc khủng hoảng y tế do covid-19 nhanh hơn bình thường với kiểu tiếp cận coi thường dịch bệnh như ông này đang làm. Brazil vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất Nam Mỹ, với 22,318 người nhiễm và 1,230 ca không qua khỏi.
– Các nhà nghiên cứu Thượng Hải và New York phát hiện SARS-CoV-2 có thể tấn công hệ miễn dịch của con người và gây tổn thương tương tự như ở người có HIV.
– Một thỏa thuận lịch sử đã được thống nhất nhằm cắt giảm sản lượng 9.7 triệu thùng dầu mỗi ngày bởi các thành viên trong và ngoài khối OPEC – Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, gọi là OPEC +, bắt đầu từ ngày 1/5.
– Danh ca Andrea Bocelli hát tại sân khấu trống không ở Milan Duomo và livestream để gây quỹ chống covid-19, đã được ủng hộ hơn 200 nghìn Euro.