” Ảo tưởng sức mạnh” : Căn bệnh nan y của sinh viên mới tốt nghiệp

ao-tuong-suc-manh

Căn bệnh ảo tưởng sức mạnh của các bạn trẻ hiện nay khiến không ít nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán. Tốt nghiệp Khá, Giỏi ở các trường đại học danh tiếng; lương phải nghìn đô làm việc tại các công ty đa quốc gia các tập đoàn lớn. Không có gì ngoài tấm bằng trên tay tuy nhiên căn bệnh ” ảo tưởng sức mạnh” đang khiến các bạn trẻ đánh mất nhiều cơ hội.

Vì sao một số bạn trẻ lại thường ” ảo tưởng sức mạnh”

Tâm lý “ảo tưởng sức mạnh” thường bộc lộ rất rõ ở những bạn trẻ có năng lực hoặc bằng cấp (tự nhận thấy rằng) nổi trội hơn đại đa số thí sinh ứng tuyển còn lại. Tâm lý học gọi hiệu ứng “ảo tưởng sức mạnh” này là Dunning – Kruger, thể hiện “một sự lệch lạc nhận thức trong đó những người kỹ năng kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại ngăn cản nhận thức về chính những sai lầm đó.”

Không lo thất nghiệp

Các nhà tuyển dụng hiện nay quan tâm nhiều hơn đến thái độ, tinh thần làm việc, cầu tiến trong công việc hay độ linh hoạt, nắm bắt và giải quyết được vấn đề hơn là bảng điểm học tập.

Thế nhưng, rất nhiều sinh viên mới ra trường thường ngộ nhận rằng, với thành tích xuất sắc ở đại học, đặc biệt là những ngôi trường danh tiếng, chuyện có việc làm chỉ là sớm hay muộn. Đây hoàn toàn là một nhìn nhận sai lầm cần từ bỏ.

Chỉ xin việc tại những tập đoàn lớn, các công ty nước ngoài

Không dễ để có thể được ứng tuyển vào các vị trí làm việc trong môi trường toàn cầu của những tập đoàn lớn hoặc các doanh nghiệp đa quốc gia. Dù bạn có được bằng cấp giỏi thì cũng không đảm bảo bạn đủ năng lực và phù hợp với những môi trường này.

Bạn phải tự nhìn nhận liệu bạn có đủ điều kiện ứng tuyển? Bạn có thật sự phù hợp với văn hóa nơi đây? Bạn có tìm hiểu kĩ về quy trình và chức vụ? Bạn có yêu thích công việc này hay chỉ đơn thuần muốn có danh hiệu ở một công ty lớn?

Nhảy việc và đòi tăng lương

Bạn liên tục đòi hỏi về mức lương hiện tại và luôn có ý định nghỉ việc, tìm kiếm một nơi khác để đáp ứng các nguyện vọng quá cao của bản thân. Điều này chỉ làm giảm đi giá trị của bản thân bạn.

Thay vì chê lương thấp, công việc nhàm chán, hãy thử thay đổi cách làm việc và chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn xứng đáng có được một mức lương tốt hơn hoặc vị trí cao hơn trong công ty.

Xem thêm bài viết: 7 dấu hiệu của một công việc lý tưởng

Người trẻ hãy học cách thật khiêm tốn và nhìn nhận các vấn đề theo hướng khách quan thay vì góc nhìn hạn hẹp của bản thân mình. Hãy biết vị trí của mình ở đâu và từng bước tiến xa hơn trong công việc thay vì cứ ảo tưởng mà mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí là đi lùi.

Cuối cùng, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc hãy  liên hệ với chúng tôi!

Call Now

error: Content is protected !!