Như bạn đã biết, marketing online là một cách tiếp thị hiệu quả liên quan đến việc quảng cáo một doanh nghiệp. Và gần như tất cả các doanh nghiệp ngày nay đều có bộ phận marketing online. Dưới đây là 3 cách để bạn bắt đầu theo ngành marketing online. Mời các bạn cùng đọc.
Các bạn phải hiểu về các vị trí trong Marketing trước
Nhiều bạn nghĩ đơn thuần Marketing là chạy quảng cáo, tổ chức các chương trình promotion để thu hút khách hàng mua hàng. Nô nô, Marketing rộng hơn thế nhiều. Muốn phát triển trong lĩnh vực Marketing thì bạn phải hiểu về ngành này trước, như thế thì nộp đơn ứng tuyển mới chuẩn, đi phỏng vấn trả lời mới tự tin được. Cơ bản thì có 2 loại công ty cần Marketing đó là 1) Client: tức là các công ty về bất kỳ sản phẩm gì cũng được, họ cần phòng Marketing để hỗ trợ quảng bá sản phẩm của họ. Các công ty càng lớn thì phòng Marketing càng mạnh. Ví dụ lớn nhất là các công ty FMCG. Loại thứ 2 là Agency tức là các công ty chuyên về Marketing, nhiệm vụ của họ là tìm kiếm các đối tác cần hỗ trợ Marketing và giúp đỡ cho các công ty đó.
Trong Client thì mình thấy hay có mấy vị trí phù hợp với người mới mới kiểu như Marketing Executive, Marketing Officier, Digital Marketing Executive, Marketing Assistant, etc. Ở agency thì có nhiều loại vị trí hơn cho bạn chọn lựa. Ví dụ thằng Copywriter thì chuyên đi viết dạo, thằng Art Director thì chuyên đi vẽ dạo, Creative Director thì phải biết ngâm cứu thị trường và chọn xem cái nào để làm, Account Executive thì chuyên đi gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng chẳng hạn. Ngoài các vị trí cơ bản trên thì Marketing hay gắn liền với Sale nữa, nên sẽ có các vị trí liên quan đến Sale nữa nhé.
Phải biết mình làm được gì và đọc Job Description thật kĩ
Nếu đã nắm được sơ sơ các vị trí bạn có thể làm Marketing rồi thì bạn cần dành thời gian để tìm hiểu bản thân. Giờ thì bạn đã biết là làm Marketing thì không nhất thiết cứ phải sáng tạo, phải hướng ngoại, phải năng động rồi đúng không. Nếu bạn hướng nội và thích viết (giống mình), bạn có thể làm Copywriter. Nếu bạn thích quan sát và nghiên cứu, lại có khả năng tốt trong các con số, có thể tham khảo công việc làm Research.
Khi đọc Job Description của một vị trí thì bạn nên đọc thật kĩ cả tên vị trí và nội dung công việc nữa nhé. Cá nhân mình thấy ở Việt Nam tên các vị trí thường được đặt rất tuỳ hứng, nên đôi lúc bạn đừng tin hoàn toàn vào tên của một vị trí tuyển dụng lắm. Hãy xem kĩ xem công việc bên dưới là gì. Là lên kế hoạch, làm plan hay tìm kiếm khách hàng, gọi điện chốt sale, vân vân. Ví dụ có nhiều bạn bảo mình là ghét Sale nên kiếm công việc Marketing làm cho hợp, nhưng không đọc kĩ nội dung công việc, cuối cùng vẫn dính ngay vào một vị trí mang tên Marketing nhưng thực chất công việc lại là Sale.
Học thêm kĩ năng mới
Marketing theo mình có cái hay của nó, là để giỏi được thì đòi hỏi mỗi thứ bạn phải biết một tí. Vậy nên nếu có ý định theo Marketing, học thêm kĩ năng mới không bao giờ là thừa đâu. Bên cạnh học kĩ năng Sales ở trên, bạn có thể học thêm một đống các thứ khác. Ví dụ học về SEO để biết cách là Marketing Online, học về Copywriting và thương hiệu tại Học viên Plato (hơi đắt một xíu). Ngoài ra, kinh nghiệm cá nhân mình thấy là nếu bạn có ý định làm ở vị trí Lên ý tưởng hay viết đi chăng nữa, bạn cũng nên học một khoá Photoshop căn bản để bổ trợ nếu muốn làm tốt Marketing. Không cần phải siêu như mấy ông Designer, nhưng biết một chút về Photoshop cũng có thể giúp bạn phác hoạ ý tưởng nhanh hơn, nếu cần cắt ghép gì đó để đăng lên Facebook (rất hợp cho mấy bạn bán hàng online) thì cũng tự mình làm được luôn, khỏi phải đi nhờ ai. Ở Hà Nội thì hiện tại mình thấy có lớp Photoshop cho người nghiệp dư này khá ổn, các bạn có thể tham khảo thêm hen.
Marketing là một ngành đang rất phát triển vào thời điểm này. Người người nhà nhà thi nhau học và làm marketing, hot y như ngân hàng và chứng khoán của 5-6 năm trước vậy. Việc phát triển như thế này sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội việc làm, nhưng cũng đồng nghĩa là bạn sẽ phải cạnh tranh với rất rất nhiều người khác nữa. Nên đừng ngần ngại mà tìm hiểu, học hỏi thêm khi vẫn còn trẻ hen. (Già là lười học lắm).
Xem thêm bài viết: Để làm marketing giỏi bạn cần có những kĩ năng gì?