Nghề nghiệp bạn chọn có tác động rất lớn đến con đường tương lai của bạn. Nó ảnh hưởng đến giá trị bản thân, sự thỏa mãn cá nhân, lối sống, thu nhập và thậm chí là cả gia đình của bạn. Do đó, trước khi quyết định theo đuổi nghề nghiệp nào, hãy cân nhắc cẩn thận các lựa chọn và tự mình trả lời các câu hỏi sau.
Danh Mục
Chọn nghề nghiệp này cho ai?
Trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên từ ba mẹ, thầy cô và cả bạn bè, người thân. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ là phải biết chọn lọc thông tin phù hợp và bạn là người ra quyết định cuối cùng. Sự nghiệp là hành trình chỉ có bạn thực hiện, do đó bạn cần biết điều gì là tốt nhất cho bản thân và những gì bạn muốn làm thực sự bất kể người khác suy nghĩ ra sao và tác động đến bạn như thế nào.
Có phù hợp với sở thích của bản thân?
Khi chọn nghề nghiệp, bạn nên tìm một nghề phù hợp với sở thích của bạn vì bạn nhất định sẽ dễ dàng phát triển khi đó là đam mê của mình. Một trong những lý do khiến một số người thành công hơn những người khác là vì họ đam mê công việc chính bản thân mình. Với một nghề nghiệp mà bạn yêu thích và đam mê, bạn sẽ tìm mọi cách theo đuổi nó và sẽ mạnh mẽ, kiên trì hơn trong những lúc khó khăn.
Có thể thực hiện các công việc trong nghề nghiệp này không?
Đam mê một nghề nào đó và làm được nghề đó hày không là hai điều khác nhau. Ví dụ, bạn có thể đam mê âm nhạc nhưng lại không có giọng hát tuyệt vời để phát triển trong sự nghiệp nghệ thuật. Biết khả năng của bạn là điều quyết định liệu bạn có thực sự sẽ làm tốt các nhiệm vụ trong nghề nghiệp này hay không. Hãy chọn một nghề phù hợp với khả năng của bạn.
Liệu tính cách của tôi có phù hợp với nghề nghiệp này?
Mỗi con người sẽ có những tính cách khác nhau, có người hướng nội cũng có người hướng ngoại và sẽ có nhưng công việc phù hợp với những tính cách này. Tính cách của bạn là gì và tính cách đó có phù hợp với nghề nghiệp mà bạn đang nghĩ đến không?
Tính cách là điều rất quan trọng bởi nó sẽ xác định liệu bạn có thực hiện tốt công việc của mình hay không. Chẳng hạn, nếu bạn muốn theo đuổi ngành nghề Marketing thì tính cách của bạn nên là người hướng ngoại. Nếu bạn là người hướng nội, rất có thể bạn sẽ không có kỹ năng ứng xử linh hoạt với khách hàng.
Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể làm một bài kiểm tra về tính cách hoặc bài kiểm tra nghề nghiệp – những cách có thể giúp bạn tìm ra một số các lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với tính cách bản thân.
Có khó tìm việc trong lĩnh vực tôi muốn làm?
Biết được các công việc hiện có trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn theo đuổi và sự cạnh tranh sẽ giúp bạn có thêm về những gì bạn cần cải thiện để tìm được việc cũng như để nổi trội hơn.
Chọn các lĩnh vực nghề nghiệp có nhiều cơ hội việc làm sẽ rất thuận lợi cho bạn vì bạn có nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, ngay cả khi có rất ít vị trí trong lĩnh vực mà bạn theo đuổi, thì đừng từ bỏ nếu đó là điều bạn muốn. Hãy tìm cách để làm tốt hơn hoặc tạo ra nhiều cơ hội cho bản thân hơn những người khác.
Nghề nghiệp bạn chọn có phát triển ở tương lại không?
Dù bạn chọn nghề nghiệp nào thì đó nên là một nghề sẽ tồn tại trong thời gian dài và không ngừng phát triển. Ngay cả khi nghề nghiệp đó có vẻ không sôi động vào lúc này nhưng có nhiều khả năng phát triển mạnh trong tương lai, thì vẫn tốt hơn nhiều so với nghề nghiệp đang dần bị thu hẹp và có thể bị thay thế.
Nghề nghiệp nào tương tự với con đường bạn chọn?
Nếu nghề nghiệp bạn đã chọn đi theo đột ngột bị “thay thế” hay bạn nhận ra mình đã chọn nhầm, thì lựa chọn tiếp theo của bạn là gì? Vậy nên, bạn luôn cần có kế hoạch B trong trường hợp xấu nhất xảy ra. Cách tốt nhất để làm điều này là chọn một nghề giúp bạn có được nhiều kỹ năng mềm – những điều có thể dễ dàng sử dụng ở các lĩnh vực khác. Điều này giúp bạn có nhiều hướng đi hơn nếu lựa chọn đầu tiên thất bại.
Sau khi trả lời các câu hỏi này một cách khách quan, bạn chắc chắn sẽ có được tất cả các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định cuối cùng. Sau khi chọn con đường phù hợp, hãy tiếp tục cố gắng “chiến đấu” để thành công và trở thành người giỏi nhất mà bạn có thể.
Bài viết tương tự: 3 áp lực về thời hạn nghề nghiệp không nên tự đặt ra