Các cuộc phỏng vấn việc làm thường là cơ hội tốt nhất để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và chứng minh mình là người phù hợp nhất cho công việc. Nhưng đôi khi vì quá căng thẳng hoặc không có sự chuẩn bị hợp lý mà cuối cùng là bạn vô tình khiến bản thân trở nên không thể đáp ứng yêu cầu công việc hay là người không có trách nhiệm, dù hoàn toàn có khả năng.
Dưới đây là những sai lầm hàng đầu mà ứng viên thường gặp trong các cuộc phỏng vấn khiến họ trông thiếu nghiêm túc và không đủ năng lực cho công việc, hãy cùng tham khảo để phòng tránh nhé.
Danh Mục
Thể hiện bản thân lo lắng
Bạn có thể nghĩ rằng sẽ rất đáng yêu khi thừa nhận mình đang rất căng thẳng trong cuộc phỏng vấn nhưng sự thật đây không phải là một chiến lược tốt. Nhà tuyển dụng mong đợi bạn là một người chín chắn, bình tĩnh dưới áp lực và có thể xử lý các loại tình huống căng thẳng mà bạn có thể gặp phải tại nơi làm việc. Thừa nhận sự căng thẳng và như thể đang tìm kiếm lòng trắc ẩn có nghĩa rằng bạn đang truyền một thông điệp: bản thân chưa sẵn sàng xử lý các căng thẳng trong môi trường làm việc thực sự. Và do đó, có thể bạn sẽ không “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
Chuẩn bị chưa chu đáo
Khi chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu mọi thứ có thể về công ty, lĩnh vực kinh doanh, người lãnh đạo và người mà bạn sẽ gặp gỡ, vai trò của họ là gì… Các nhà tuyển dụng muốn thấy rằng bạn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có mối quan tâm đến công ty cùng các vấn đề liên quan.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên có danh sách các câu hỏi để đặt ra cho nhà tuyển dụng nhưng cần chắc chắn đó không phải là điều bạn nên biết câu trả lời hoặc có thể dễ dàng tìm ra “đáp án” bằng cách tìm kiếm trên internet. Việc chuẩn bị tốt sẽ giúp bạn đặt ra các câu hỏi chính xác, có kiến thức để bạn trở nên nổi bật hơn.
Trả lời câu hỏi một cách sơ sài
Người phỏng vấn không tìm kiếm câu trả lời qua loa chỉ với một vài từ mà họ cần những câu chuyện về cách bạn tạo ra gì ở vị trí trước đó. Vì vậy, khi được hỏi về vai trò trong quá khứ với tư cách là trưởng nhóm hoặc thực tập sinh tại một công ty startup, đừng chỉ nói “Vâng, vị trí đó có rất nhiều điều thú vị và đang học hỏi”. Cụ thể hơn, bạn cần giải thích về những điều đã học được, cách bạn giải quyết các khó khăn và mang lại gì cho tổ chức. Hãy nhớ rằng, mỗi câu hỏi là một cơ hội để bạn tỏa sáng, vì vậy hãy tận dụng tối đa mỗi điều mà bạn được hỏi.
Không đặt câu hỏi cho người phỏng vấn
Vào cuối mỗi cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ xoay chuyển cục diện và hỏi: “Bạn có điều gì cần hỏi không?”. Bạn nghĩ câu hỏi này chỉ mang tính hình thức? Không đâu! Đây là một cơ hội khác để bạn đi xa hơn nữa hoặc nhận lấy thất bại bởi không có câu hỏi nào chứng tỏ bạn không có sự quan tâm đến công việc phỏng vấn, thậm chí không có khả năng ứng biến linh hoạt.
Vì thế, hãy tham gia buổi phỏng vấn với một vài câu hỏi mà chắc chắn nhà tuyển dụng chưa xử lý trong thời gian trước đó. Và thay vì hỏi các câu hỏi bị “lạm dụng” như “Một ngày làm việc của anh, chị như diễn ra thế nào?”, hãy thử một điều gì đó khác biệt hơn, chẳng hạn “Phần khó nhất trong công việc là gì?” hoặc “Công việc thực sự cần cải tiến ở đâu?”… Càng cố gắng đưa ra các câu hỏi thú vị, hấp dẫn thì càng cho thấy sự nhiệt tình bạn dành cho buổi phỏng vấn cũng như thể hiện năng lực bản thân và tăng cơ hội nhận được việc làm phù hợp.
Bài viết liên quan: 11 bài test đánh giá năng lực bản thân