Môi trường công sở luôn được coi là nơi phức tạp và thị phi. Nơi chỉ gói gọn trong bốn bức tường ấy hóa ra lại sôi nổi và kịch tính đến không ngờ. Để “tồn tại” trong môi trường ấy, có những quy tắc ngầm mà chỉ những nhân viên “kì cựu” mới hiểu hết và không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ.
Bài viết dưới đây sẽ điểm danh hầu hết những quy tắc “ngầm” chốn công sở mà bạn cần biết trước khi bước chân vào.
Danh Mục
Đừng vội nản lòng khi gặp vấn đề
Đây có thể coi là quy tắc số một chốn công sở. Khi gặp vấn đề khi làm việc, đừng vội nản lòng, bởi đó chính là cơ hội của riêng bạn. Tìm cách vượt qua để học hỏi là cách giúp bạn trưởng thành hơn từng ngày. Cũng có những lúc người gặp vấn đề là đồng nghiệp của bạn. Đây là bạn thể hiện bản thân là người có thể hỗ trợ và hợp tác với người khác. Điều này sẽ khiến người đồng nghiệp ấy sẽ có ấn tượng với bạn và chắc chắn sẽ hỗ trợ bạn trong những lần sau.
Tương tự như vậy, sếp của bạn đôi khi cũng có vấn đề của riêng họ. Việc bạn cần làm lúc này là tích cực lắng nghe, tiếp thu. Hãy biến đây trở thành cơ hội ghi điểm và tạo được sự tín nhiệm của cấp trên. Một người luôn kề vai sát cánh bên người khác khi họ khó khăn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy nản lòng khi chính bản thân gặp vấn đề.
Không bao giờ từ bỏ đồng đội
“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau“. Đi làm chắc chắn bạn luôn cần làm việc nhóm, luôn phải làm việc tập thể. Nếu thật sự muốn tiến xa trên con đường sự nghiệp, bạn cần phải biết cách hợp tác cũng như làm việc tập thể. Và đây chắc chắn là điều không hề đơn giản. Tập thể nào cũng có vấn đề, chắc chắn không ít lần bạn và đồng nghiệp có nhiều xung đột trong quan điểm. Tuy nhiên, bạn không thể lần nào cũng “nhảy dựng” lên, khư khư bảo vệ ý kiến của mình. Việc cần làm là từ tốn, nhẹ nhàng và cùng chung tay giải quyết vấn đề. Tranh cãi cũng chẳng làm cho công việc trôi hơn.
Biết kiềm chế cảm xúc trong mọi trường hợp chính là kỹ năng làm nên một nhân viên xuất sắc cũng như một nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai.
Bạn được thuê để giải quyết rắc rối
Doanh nghiệp tuyển nhân viên về làm việc với mục đích san sẻ bớt các vấn đề; và kết hợp để giải quyết “bài toán” khó trong kinh doanh. Bạn được thuê không phải để tạo thêm rắc rối cho sếp giải quyết. Bởi vậy, nếu không đóng góp được gì cho công ty; cũng như chẳng giải quyết được những vấn đề như ban đầu đã trao đổi. Bạn sẽ dần biến mình trở thành một vấn đề khác
Vị trí mà bạn có thể ngồi cũng tỷ lệ thuận với độ lớn của các vấn đề mà bạn có thể tự mình chủ động giải quyết. Số lượng cũng như tầm quan trọng vấn đề mà bạn có thể giải quyết chính là yếu tố quyết định “thù lao” của bạn.
Không có thành tích, chăm chỉ cũng vô nghĩa
Tất nhiên chăm chỉ là đức tính cần rèn luyện khi đi làm. Tuy nhiên, ở một môi trường như công sở, kết quả công việc vẫn là yếu tố quyết định tất cả. Bởi lẽ, không gì minh chứng rõ ràng nhất cho những nỗ lực cũng như công sức mà bạn bỏ ra bằng kết quả.
Bất kể trong suốt quá trình, bạn có bận rộn, lao tâm khổ tứ đến mức nào đi chẳng nữa; nhưng không mang lại được kết quả như yêu cầu thì mọi thứ vẫn coi như con số không. Bạn nên tự mình xem xét lại bản thân nếu cảm thấy không được trọng dụng. Bởi thành tích là yếu tố để sếp có thể căn cứ vào đó làm lộ trình thăng tiến cho bạn.
Không biện minh cho thất bại, mà hãy tìm phương pháp để thành công
Tính cách và thái độ chính là hai yếu tố quyết định số phận, trong đó có sự nghiệp. Nếu bạn thật sự muốn làm điều gì đó, bạn sẽ tìm đủ mọi cách để có thể hoàn thành một cách hoàn hảo nhất. Còn khi đã không muốn, có trăm ngàn lý do để có thể biện minh cho những thất bại. Thứ chúng ta cần làm chính là hướng đến sự tích cực. Thay vì biện minh cho thất bại, hãy tập trung vào việc tìm ra phương pháp để giải quyết tình huống. Đừng mang trong mình tâm tư thoái lui, bàn lùi, chán nản khi thất bại.
Cũng đừng kéo tâm trạng của những đồng nghiệp khác xuống vì sự ủ rũ, chán chường của bản thân. Hãy thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và rút kinh nghiệm để thành công trong tương lai.
Bài viết liên quan: 2 bí mật tạo nên quyền lực nơi công sở