Sales có lẽ là ngành nghề không còn quá xa lạ trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, có lẽ từ trước đến nay, phần lớn chúng ta chỉ hiểu đơn giản Sales là công việc giới thiệu và bán sản phẩm tới khách hàng, mà chưa biết tường tận về từng vai trò và chức năng cụ thể. Vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành Sales, cũng như triển vọng phát triển sự nghiệp cho các bạn trẻ thông qua các vị trí trong ngành Sales nhé.
Danh Mục
Sales là gì?
Trước tiên, nói một cách đơn giản, nhân viên sales, hay còn gọi là nhân viên kinh doanh, là một người chịu trách nhiệm tiếp cận khách hàng để bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trong công việc bán hàng, họ thường chịu trách nhiệm tạo ra các khách hàng tiềm năng và đáp ứng các mục tiêu doanh số đã đề ra.
Để làm được điều đó, các nhân viên sales sẽ phải thuyết trình và giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, thuyết phục khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm đó, cũng như thương lượng hợp đồng với họ.
Trên thực tế, vai trò và tính chất của các nhân viên kinh doanh sẽ khác nhau tùy thuộc vào cấp độ của họ trong phòng ban kinh doanh. Từ việc tìm kiếm khách hàng, cho đến việc tiếp nhận khách hàng và đàm phán, cũng như phụ trách việc chăm sóc và tư vấn dài hạn sẽ được giao cho từng nhân viên khác nhau trong cùng một phòng kinh doanh.
Thêm vào đó, lĩnh vực mà bạn làm việc cũng sẽ quyết định đến tính chất công việc và nhiệm vụ mà nhân viên sales sẽ đảm nhận.
Và để hiểu kỹ hơn về ngành sales và công việc của các nhân viên kinh doanh, hãy cùng tìm hiểu về các vị trí trong ngành sales ngay dưới đây.
Các vị trí trong ngành sales thường gặp
Sales development representatives (SDR)
Sales development representatives (SDR), hay còn gọi là Đại diện Phát triển Bán hàng, chịu trách nhiệm cho bước đầu tiên trong quy trình bán hàng. Đó là nghiên cứu, tiếp cận cộng đồng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và đủ điều kiện.
Công việc của thường nhật của SDR thường là xác định và tiếp cận những khách hàng tiềm năng phù hợp, những người có thể quan tâm đến các sản phẩm mà công ty cung cấp, trả lời các yêu cầu cung cấp thêm thông tin, và theo sát hành trình ra quyết định của họ.
Thế giới của SDR xoay quanh việc phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng mới, thay vì tạo ra các giao dịch. Vì vậy, công việc của họ thường được đo lường dựa trên sự hiệu quả của việc kết nối khách hàng với các bước sau đó trong quy trình bán hàng, thông qua số lượng cuộc gọi được thực hiện, số email đã gửi, hay tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang người mua hàng, v.v
Khi SDR đã xác định khách hàng tiềm năng đủ tiêu chuẩn, họ sẽ chuyển cơ hội cho đại diện bán hàng cấp cao hơn, người chịu trách nhiệm trình bày hoặc giới thiệu kỹ hơn về sản phẩm, giải quyết các thắc mắc của người mua hàng và đưa ra các đề xuất.
Đây có thể coi là bước đầu tiên khi muốn thăng tiến tới các vị trí trong ngành sales. Vị trí này là một khởi đầu hoàn hảo với lộ trình thăng tiến rõ ràng và không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm.
Sales Manager
Trong các công ty nhỏ, Sales manager có thể là người giám sát toàn bộ bộ phận bán hàng. Trong các công ty lớn hơn, người quản lý bán hàng thường sẽ chỉ quản lý một đội nhóm các nhân viên bán hàng cụ thể.
Nhiệm vụ chính của các Sales manager là chốt các hợp đồng giao dịch từ những khách hàng tiềm năng được giới thiệu bởi các SDR. Những người quản lý này cũng là cầu nối của tất cả các thành viên trong nhóm và theo dõi các hoạt động tạo ra khách hàng mới.
Họ có thể thực hiện các vai trò khác bao gồm tuyển dụng và cố vấn các thành viên mới, phát triển kế hoạch bán hàng cho nhóm để đảm bảo mục tiêu doanh số, và tạo điều kiện giao tiếp giữa thành viên trong nhóm với các nhóm khác hoặc cấp trên.
Account Executive
Trong một công ty, Account executive là người liên hệ chính giữa nhà cung cấp và khách hàng. Là một Account executive, họ thường chịu trách nhiệm thực hiện các nhu cầu của khách hàng hiện tại và giữ chân họ.
Để làm được điều đó, các Account executive phải đánh giá được nhu cầu của khách hàng và cung cấp các giải pháp mà họ đang tìm kiếm, bằng cách duy trì giao tiếp với khách hàng và luôn nắm bắt các xu hướng mới trong ngành.
So với SDR, Account executive có một loạt trách nhiệm hoàn toàn mới, như thực hiện các bài thuyết trình về sản phẩm tới khách hàng; xác định và giải quyết các nhu cầu phát sinh của khách trong quá trình mua hàng và sử dụng.
Thêm vào đó, họ có thể tạo ra các đề xuất giá trị được cá nhân hóa cho từng khách hàng cụ thể; đàm phán các điều khoản trong hợp đồng thương mại, cũng như thực hiện nhiệm vụ chăm sóc khách hàng khác.
Account Manager
Tương tự như Account executive, Account manager cũng có nhiệm vụ chính là xây dựng và duy trì mối quan hệ bền chặt với các khách hàng. Họ thường là người quản lý và chịu trách nhiệm các danh mục khách hàng lớn và cố định của công ty.
Bên cạnh đó, Account manager còn phải làm việc thường xuyên với từng khách hàng để hiểu nhu cầu của họ, và tạo các chiến lược hợp tác dài hạn với những khách hàng đó.
Hiệu quả trong công việc của các Account manager thường được đo lường bởi tỷ lệ giữ chân khách hàng và mức độ hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Để làm được điều này, họ phải có kiến thức chuyên sâu về các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi công ty, cũng vận dụng nhuần nhuyễn nghiệp vụ hỗ trợ và giữ chân khách hàng.
Các nhiệm vụ khác của người Account manager có thể bao gồm đào tạo các thành viên trong nhóm cấp dưới và phối hợp tốt với đội ngũ bán hàng để đảm bảo doanh thu.
Sale Engineer
Trong các vị trí trong ngành Sales mà chúng ta thường gặp, Sales engineer (Kỹ sư bán hàng) có lẽ là một khái niệm mới hơn cả.
Nhiệm vụ của các Sales engineer là bán các sản phẩm được thiết kế đặc biệt, thường liên quan đến sản xuất hoặc khoa học phức tạp. Việc bán các sản phẩm này đòi hỏi phải có kiến thức về kỹ thuật và hiểu rõ chi tiết về cách chúng hoạt động. Đó là lí do vì sao vị trí Sales engineer ra đời.
Các kỹ sư bán hàng sẽ phải trả lời các câu hỏi chuyên sâu về sản phẩm; làm việc với các khách hàng tiềm năng để xác định nhu cầu kỹ thuật của họ. Sau đó, Sales engineer cũng sẽ phối hợp cùng đội ngũ kỹ thuật và phát triển sản phẩm để hoàn thiện các đơn hàng, tham gia vào thực hiện dịch vụ hậu mãi khi cần bảo trì hoặc giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình sử dụng.
Kỹ sư bán hàng là sự kết hợp giữa chuyên môn kỹ thuật của kỹ sư với sự nhạy bén trong kinh doanh và kỹ năng bán hàng. Đó là một sự kết hợp mạnh mẽ và hiếm gặp. Chính vì vậy nhu cầu tuyển dụng với vị trí này là tương đối cao.
Tìm hiểu thêm: