Khi bạn bước vào ngưỡng tuổi 30, kinh nghiệm làm việc trong suốt 8 năm kể từ khi ra trường sẽ là tiền đề để bạn thăng tiến. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm mới là điều quan trọng, quyết định khả năng thành công của bạn.
Quãng đời tuổi 20 là thanh xuân, là lúc bạn trải qua những điều tươi đẹp nhất cuộc đời, nhưng cũng là lúc bạn phải tự mình xây đắp một con đường, một bước đệm cho tuổi 30 có thể bật nhảy thật cao. Đó là thời gian bản phải rèn luyện, đắp bồi cả chuyên môn trong công việc và hơn hết cả là những kỹ năng mềm có thể quyết đinh 50% hiệu suất công việc của bạn.
Khi bạn bước vào ngưỡng cửa tuổi 30, hầu hết các kỹ năng chuyên môn của bạn đã được vận dụng khoảng 8 năm. Thông qua quá trình thực tập từ khi học đại học, bạn có thể nâng cấp bản thân qua hàng thập kỷ làm việc với nhiều kinh nghiệm.
Trong khi, bạn dường như làm việc không mệt mỏi để học những kỹ năng cứng như lập trình máy tính, viết lách, lên chiến lược, phân tích… bạn đã làm cách nào để cải thiện các kỹ năng mềm – điều quyết định 1 nửa hiệu suất công việc của bạn?
Chuyên gia nghề nghiệp Christopher Kingman cho rằng, kỹ năng mềm có liên quan đến việc tương tác giữa 2 hoặc nhiều bên, giọng nói có liên quan đến khả năng trở thành lãnh đạo của một người. Dưới đây là 4 kỹ năng mềm bạn phải học cách làm chủ trước khi chạm mốc 30 tuổi.
1. Kỹ năng lắng nghe linh hoạt
Tất cả chúng ta đều có những người bạn thân, cha mẹ và những người thân dường như có thể thấu hiểu, chia sẻ mọi điều. Không cần biết là trái đất sụp đổ hay những vấn đề nhỏ bé, điều bạn muốn là những lời khuyên hay cùng nhau ăn mừng, họ luôn sẵn sàng ở bên cạnh bạn, lắng nghe với một trái tim rộng mở. Theo Kingman, đó là những người có kỹ năng lắng nghe linh hoạt rất tốt.
ó thể bạn nghĩ rằng, ai cũng có thể làm được việc lắng nghe. Nhưng điểm mấu chốt là ở chữ “linh hoạt”. Kingman giải thích rằng, phương pháp này không chỉ là việc bạn nghe người khác nói mà còn là kỹ năng hồi đáp có mục đích. Bạn phải lắng nghe và có xu hướng thấu hiểu những gì đối phương đang nói với bạn và cả những điều họ không nói thành lời.
Để rèn luyện kỹ năng này, Kingman nói rằng, khi ai đó thảo luận với bạn một vấn đề quan trọng, thay vì xem xét câu trả lời của bạn, hãy tập trung vào câu chuyện của đối phương ngay tại thời điểm đó. “Hãy chú ý đến các từ ngữ, thời gian, nhịp điệu, cắt ngắt câu và cảm xúc trong lời nói của họ. Hãy xác nhận rằng bạn đang lắng nghe đối phương bằng cách lặp lại 1 phần những gì họ nói khi hồi đáp. Nếu thực sự theo dõi câu chuyện và cảm xúc của đối phương, bạn có thể kể lại câu chuyện của họ cùng với sự thấu hiểu, cảm thông của chính mình.
2. Kỹ năng lãnh đạo
Mỗi người đều có một phong cách lãnh đạo khác nhau, nhưng có người thành công, có người thì không. Chuyên gia nghề nghiệp Joy Altimare, các nhà quản lý làm việc hiệu quả nhất khi họ hướng tâm trí tới thái độ phục vụ. Đó là một khái niệm cho thấy rằng các nhà lãnh đạo thực sự hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe, thấu cảm, nhận thức, thuyết phục, tầm nhìn, cam kết với sự phát triển con người và xây dựng cộng đồng.
Altimare nói rằng, kỹ năng lãnh đạo này bao gồm nhiều kỹ năng mềm khác. Điều quan trọng là kỹ năng lãnh đạo vượt ra ngoài giá trị của doanh nghiệp, hướng sự tập trung vào việc khuyến khích một môi trường làm việc hỗ trợ hiệu suất, cộng tác và tình bạn thân thiết.
3. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng thật ngạc nhiên là hiếm người có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Kỹ năng này không ám chỉ vốn từ phong phú hay khả năng viết lách phức tạp, mà là kỹ năng truyền đạt thông điệp hay hiểu vấn đề.
Kingman giải thích rằng, một trong những sai lầm của mọi người là cho rằng ai cũng mặc nhiên có kỹ năng giao tiếp. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp, Kingman đưa ra 1 mẹo quan trọng nhưng rất đơn giản: Tạm dừng. Khi tiếp nhận 1 thông tin nào đó, hãy tạm dừng 3 giây để suy nghĩ trước khi đưa ra phản hồi. Ý thức được những gì mình nói là một dấu hiệu của người giao tiếp tốt.
4. Trí thông minh cảm xúc
Trong tất cả các kỹ năng bạn cần rèn luyện trước khi 30 tuổi, trí thông minh cảm xúc là khó khăn và đòi hỏi khắt khe nhất. Kỹ năng này bao gồm nhiều khía cạnh bao gồm cả khả năng nhận thức được cảm xúc của bản thân và cả người khác. Đó có thể là một kỹ năng đơn giản khi bạn nhận biết những người khóc đang buồn, những người cười đang vui. Nhưng đôi khi bạn phải có tầm nhìn để đào sâu hơn cảm xúc thực sự đằng sau những biểu hiện bên ngoài của đối phương.
“Kỹ năng nhìn nhận xảm xúc giúp bạn điều hướng các tình huống, đưa ra quyết định giữa các lựa chọn phức tạp và được coi là một trong những yếu tố then chốt để thành công. Chúng ta cần trí thông minh cảm xúc để tương tác xã hội một cách có ý nghĩa”, Kingman khẳng định.
Khi bạn có thể nhận biết các tín hiệu mà đối phương đưa ra dù rõ ràng hay không, bạn có khả năng đạt được sự tin tưởng cao của họ và thúc đẩy các kết nối mạnh mẽ hơn. Những người có trí thông minh cảm xúc thường được đánh giá là chân thành, chu đáo.