“Vận dụng 6 chữ M để biết mình đã không dễ, để biết người lại càng khó hơn. Vậy nên ngoài việc tự mình tìm hiểu, suy nghĩ, đánh giá, doanh nghiệp cũng rất cần thuê tư vấn nghiên cứu, “chẩn bệnh” cho mình và giúp mình điều tra về “người” mà mình cần biết. “Biết mình, biết người” là câu chuyện đầu tiên tôi muốn bàn tới. Theo tôi, về vấn đề này, Philip Kotler đã cho ta 6 chữ M mà ai cũng biết nhưng chưa tổng kết được như ông để giúp ta tự biết mình và nhìn người.
6 chữ M mà Philip Kotler muốn nói đến chính là:
- M.1: Money (tiền vốn). Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp cần phải xác định cụ thể con số đầu tư, như vậy mới có thể tính toán một con đường dài hơi, chính xác trong chiến lược về sau.
- M2: Machinery (thiết bị, công nghệ). Người chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ năng lực sản xuất, năng suất lao động, chất lượng đầu ra… của mình từ đó có những cải tiến hợp lý.
- M.3: Materials (vật tư, nguyên vật liệu). Sản phẩm được làm ra bằng những loại vật tư gì; mức độ chủ động hoặc phụ thuộc của doanh nghiệp đối với những loại vật tư đó ra sao? Đó là những câu hỏi rất quan trọng với bất cứ doanh nghiệp sản xuất nào.
- M.4: Man power (nhân lực). Với bất cứ doanh nghiệp nào, nhân sự đều là yếu tố mang tính sống còn. Việc đánh giá trình độ, cơ cấu nhân lực, chính sách sử dụng, đãi ngộ và đào tạo nhân lực… cần được diễn ra thường xuyên và có vai trò quyết định.
- M.5: Management (quản lý). Dù cho những chữ M kể phía trên không thật sự tốt nhưng nếu có được người đứng đầu có tâm, tầm và tài, thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ có những bước đi đúng hướng.
- M.6: Marketing (tiếp cận thị trường). Chính thị trường là nơi đánh giá năng lực của doanh nghiệp một cách toàn diện, chính xác nhất. Đây cũng là nơi quyết định đến sự thành – bại của doanh nghiệp.
Xem thêm bài viết: Công việc Sales Marketing tiếng Việt tại Philippines mới nhất 2020