Làm thế nào để quản lý được bản thân luôn là một câu hỏi khó, không chỉ đối với học sinh, sinh viên mà đối với những người đã trưởng thành. Dưới đây là 5 ứng dụng giúp tối ưu hóa bản thân. Mời các bạn tham khảo.
Danh Mục
1. HabitBull (Ứng dụng để xây dựng một thói quen mới)
“Hành động tạo ra thói quen. Thói quen tạo ra giá trị và giá trị tạo nên vận mệnh” – Mahatma GhandiLuyện tập những thói quen như thể dục, đọc sách hằng ngày, quản lý chi tiêu…chắc hẳn chúng ta đã nghe ra rả rất nhiều lợi ích nếu ta sỡ hữu các thói quen như thế. Đây là ứng dụng đầu tiên mình muốn nhắc tới, nhớ như xương sống cho các app phía sau. Đây là một dạng app Habit Tracker, ở đây mình sử dụng ứng dụng HabitBull để build và tracking toàn bộ thói quen mới mà mình hình thành trong suốt hơn 1 năm. Và nhờ hỗ trợ của app, cho đến hiện tại mình cam kết rằng hầu hết những thói quen mình build đều gần như đã trở thành các hoạt động bình thường hằng ngày cũng như hàng tuần của mình mà không cần tốn quá nhiều nỗ lực.
HabitBull sẽ không áp dụng qui luật 21 ngày để hình thành một thói quen mới, qui luật mà mọi người vẫn thường nghe, mà nó sẽ áp dụng qui luật 66 ngày. Cá nhân mình trải nghiệm thì thật sự sau qui luật 21 ngày thì thói quen mới đó vẫn chưa hoàn toàn hòa nhập tự nhiên vào cuộc sống của chính mình. Mình cảm nhận phải ít nhất sau hơn 2 tháng (66 ngày) các thói quen đó trở nên hành động tự nhiên cũng giống như việc mình đánh răng hằng ngày vậy.Cách sử dụng: đơn giản bạn download Habitbull, set target chi tiết với tần suất cụ thể.
Ví dụ 1: mình set up thói quen đọc sách 30p-1 tiếng sau khi ngủ dậy, tần suất hằng ngày. Ngày nào mình làm thì làm điều đó thì mình sẽ tick vào app, các ngày sẽ nối liên tiếp nhau cho đến khi nào đủ 66 ngày thì mình thành công. Với bất cứ một ngày mình quên thì liên kết đó mất đi và sẽ reset đếm lại từ đầu.
Ví dụ 2: mình set up thói quen chạy bộ, tần suất 3 ngày/ tuần. Trường hợp xảy ra nếu từ thứ 2-thứ 5 mình quá bận ko chạy được thì mình vẫn tick vào app ok, nhưng mình sẽ có được cái nhìn tổng quan là bắt buộc ba ngày còn lại trong tuần (T6-T7-CN) mình phải xách giày lên giày, nếu không thì kẻo dữ liệu lại bị reset về 0.Đặc biệt, HabitBull có tab để mình có cái nhìn tổng quan toàn bộ quá trình và chi tiết các thói quen mà mình đang xây dựngLink research build habit trong 66 days: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ejsp.674
2. Money Manager (Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân)
Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy trong quản lý tài chính cá nhân thì hoàn toàn cần thiết, không thể chối cãi. Không quan trọng bạn được bao nhiêu, quan trọng cách bạn tiết kiệm và đồng tiền đó thông minh như thế nào. Như tên gọi của nó, “Money Manager” giúp mình quản lý dòng tiền ra/vào các tài khoản của mình. Nhờ ứng dụng này mà sau tháng 4 vừa rồi mà sau 1,5 năm đi làm mình đã trở gần như xong toàn bộ nợ (tiền ăn, tiền học, tiền học AV, tiền đi du lịch…) trong suốt quãng đường sinh viên 4,5 năm của mình (vì gia đình không đủ khả năng chi trả, nên tất cả số tiền trong 4,5 năm ấy mình đều mượn khắp nơi dưới sự bảo lãnh của gia đình). Nói thêm cho các bạn không phải để khoe khoang hay gì, mà ý mình ở đây là các bạn biết được nợ lớn thế nào và mình vô cùng cảm ơn ứng dụng này mình giúp nghiêm túc kỷ luật trong quản lý chi tiêu để mình trả được cái cục nợ to tướng ấy.
Cách sử dụng: Mình thiết lập các tài khoản trong app y như các tài khoản mình đang có ngoài đời thực tế như thẻ Debit/Credit, tài khoản tiết kiệm, số tiền cash trong ví, tài khoản đầu tư…. Tất cả đồng tiền ra vào, bao nhiêu, lý do là gì đều được mình ghi lại liền ngay lập tức mỗi khi có giao dịch và mình sẽ kiểm tra vào cuối ngày, cuối mỗi tuần, cuối mỗi tháng. Money Manager có tab để tổng kết dữ liệu chi phí cho từng khoản trong suốt cả tháng.
Sau đó, mình chỉ cần 3 tháng bạn sử dụng một cách cẩn thận thì những tháng sau thì mình có ước tính được chi phí cho từng mục vào tháng sau của bạn là bao nhiêu ( ví dụ bao nhiêu tiền cho ăn uống, coffee, nhà trọ, đi lại..) Đối với mình, nhờ những thông tin đó, mình có thể lên kế hoạch tài chính cả tháng sau hoặc cả năm sau, mình biết mình đang tiêu vào những chỗ nào là đúng, những chỗ nào ko cần thiết nên cắt giảm, cũng như là mình sẽ tiết kiệm được bao nhiêu. Nếu đồng tiền bạn đem đi đầu tư thì lời/lỗ như thế nào. Nói chung bạn sẽ có cả 1 lịch sử giao dịch tiền tệ của chính bạn được lưu lại và bạn có thể review vào bất cứ lúc nào….
3. Five minutes journal app (Ứng dụng cải thiện tư duy tích cực)
Tư duy tích cực (positive thinking) đã được chứng minh là phương pháp hiệu quả cho mental health như làm giảm căng thẳng, lo lắng, áp lực cuộc sống (tiền bạc, sự nghiệp, gia đình, peer pressure..) và trầm cảm của con người. Mình cảm thấy càng trưởng thành hơn con người lại càng cảm thấy khó hơn để duy trì tư duy tích cực. Nếu như trước đây khi còn nhỏ, “thất bại” chỉ là bị điểm kém, bị trượt học bổng, bị người lớn chê trách, thì bây giờ “thất bại” đồng nghĩa với thụt lùi về sự nghiệp, khó khăn về tài chính, và thất vọng với gia đình, áp lực thua kém bạn bè. Nó sẽ khiến mình stress, mất ngủ và đôi khi cả suy nhược cơ thể.. Lúc ấy mới nhận thấy ngoài tầm quan trọng của physical health ra, thì mental health cũng quan trọng không kém.
Điều cốt lõi, việc xây dựng và duy trì tư duy tích cực là việc cần làm đều đặn hằng ngày. Có rất nhiều phương pháp , nhưng hiện tại mình áp dụng phương pháp ghi chép cá nhân (Journaling) để giải quyết vấn đề này. Journaling – lối viết tự do, khai phóng của những suy nghĩ của mình hằng ngày để giải tỏa cảm xúc cá nhân. Cách sử dụng: Hằng ngày, app bắt đầu bằng một châm ngôn cuộc sống, sau đó theo bởi 2 phần: Sáng và Tối.
Câu hỏi gợi ý hướng đến nhiều mục đích: vừa luyện tập lòng biết ơn, vừa chuẩn bị các target trọng tâm cho ngày mới, lời khẳng định (confirmation) cho bản thân và vừa rút được kinh nghiệm cho ngày tiếp theo.
Phần Sáng bao gồm: (1) Tôi cảm thấy biết ơn về … , (2) Tôi sẽ làm gì để ngày hôm nay trở nên tuyệt vời?, (3) Quyết tâm trong ngày: Tôi là …Phần Tối bao gồm: (1) 3 điều tuyệt vời nhất xảy ra trong ngày…, (2) Tôi đáng lẽ có thể làm gì để hôm nay tốt hơn?Mỗi sáng, mình sẽ dành 5-10p để viết Phần Sáng, mình viết những gì ập vào đầu mình dựa trên các câu hỏi gợi ý, và đôi khi nó có thể giống nhau mỗi ngày (ví dụ trong phần sáng có phần “Tôi cảm thấy biết ơn về…”, mình có thể viết là “Tôi cảm thấy biết ơn vì mình được sinh ra với đầy đủ tay chân lành lặn, hạnh phúc hơn nhiều so với các bạn bị tật nguyền hoặc Tôi cảm thấy biết ơn vì mình được sống thêm một ngày mới, có một công việc tốt để chăm lo cho gia đình..) Cuối ngày, trước khi đi ngủ, mình dành 5p hoàn thành phần Tối: để kể về những gì hấp dẫn hoặc ấn tượng xảy ra trong ngày.
Ví dụ: mình ghi là 1 trong những điều tuyệt vời ngày hôm nay là mình làm việc tốt được sếp khen or được nhận lương thưởng…. Bạn viết bất cứ gì bạn thấy vui là được, vừa tổng kết một ngày dài và giúp bạn giải tỏa để có giấc ngủ tốt hơn.
4. Notion (Ứng dụng ghi chú)
Mình rất thích ghi chép lại mọi thứ bằng notebook và bằng điện thoại. Nhưng mình thường thích xài digital note-taking app vì lúc nào mình cũng luôn mang điện thoại bên mình. Mình đã xài qua rất nhiều app ví dụ như Note của Iphone hoặc Evernote, nhưng app mình sử dụng và rất tâm đắc muốn giới thiệu đến mọi người. Đó là NOTION. Notion cho phép mình xây dựng phần note của mình theo cách sáng tạo nhất mà mình có thể nghĩ tới. Và hầu như mình ghi chú toàn bộ khía cạnh của cuộc sống từ mục tiêu, ước mơ, lý tượng, ý tưởng kinh doanh, học tập, sức khỏe, hệ thống tài chính cá nhân-đầu tư… gần như tất cả mọi thứ, tất cả sẽ được ghi chú và có thể review ở bất cứ đâu. Lúc đầu bạn có thể mất một chút thời gian để làm quen, nhưng sau đó thì mọi thứ sẽ tiện dụng hết sức có thể cho bạn.
Vì ứng dụng này có nhiều tính năng nên mình ko thể đi quá sâu vào chi tiết, mình sẽ có một bài viết riêng khác cho app nàyMột số ví dụ Notion bạn có thể click vào xem: Đây là mẫu template mình build kế hoạch hàng tuần: https://bit.ly/weeklyagenda-tyler
Hoặc có thể là mục lục lưu giữ các cuốn sách mà mình có thể xem 1 cách trực quan và rõ ràng nhất: https://bit.ly/books-projects
5. Drink water (Ứng dụng theo dõi lượng nước tiêu thụ hằng ngày)
Việc uống đủ nước mang lại nhiều lợi ích quan trọng nhằm đảm bảo cho cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.
Là ứng dụng cuối cùng trong 5 ứng dụng giúp tối ưu hóa bản thân àm mình muốn giới thiệu, “Drink Water” sẽ là công cụ tuyệt vời để đưa ra con số tối ưu dựa trên khối lượng của bạn, cũng như nhắc nhở mình bổ sung nước đầy đủ hơn. Do đó trong suốt hơn 1 năm qua, mình cũng build một thói quen uống đủ lượng nước cho cơ thể trong 1 ngày. Không những thế, app “Drink water” cũng có thể có các lựa chọn nước khác như coffee, nước chanh, sữa ..vv… Điều đó sẽ giúp mình xem lại coi lượng tiêu thụ của từng loại đó trong tuần trong tháng như thế nào. Bạn có thể check xem là tháng trước bạn có uống quá nhiều cafe hoặc bia hay không để giúp bạn có cái nhìn tổng quát và cẩn thận hơn cho sức khỏe của mình.
Trên đây là 5 ứng dụng giúp tối ưu hóa bản thân, chúc các bạn thay đổi bản thân thành công !!!
Cuối cùng, nếu các bạn đang tìm kiếm một công việc tại Philippines, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé !