Emotional Marketing là gì

Emotional Marketing là gì? Tại sao Emotional Marketing lại có hiệu quả trong việc “dẫn lối” cảm xúc khách hàng? Cùng Việc làm Philippines tìm lời giải đáp trong khuôn khổ bài viết ngay nhé!!!

Bạn hãy nhớ lại những quảng cáo thú vị mình từng xem qua. Chúng có làm bạn ngạc nhiên, hân hoan, thích thú? Làm bạn bồi hồi, mủi lòng, xúc động? Làm bạn sục sôi, thôi thúc bản thân đổi thay và bước ra ngoài thế giới?

Nếu câu trả lời là có, hẳn bạn đã nhận ra yếu tố chung của một quảng cáo xuất sắc – khả năng tạo ra những “dư chấn” cảm xúc cho người xem. Trong marketing, yếu tố này hiệu quả và phổ biến tới mức đã có cho mình một thuật ngữ riêng: Emotional Marketing.

Vậy Emotional Marketing là gì? Tại sao Emotional Marketing lại có hiệu quả trong việc “dẫn lối” cảm xúc khách hàng? Cùng Việc làm Philippines tìm lời giải đáp trong khuôn khổ bài viết ngay nhé!!!

1. Tìm hiểu về Emotional Marketing

Emotional Marketing là phương thức marketing, truyền thông chủ yếu sử dụng cảm xúc để thu hút khán giả và khiến họ ghi nhớ, chia sẻ, mua hàng.

Emotional Marketing hiệu quả, bởi dù tỏ ra lý trí đến đâu con người vẫn luôn là những sinh vật giàu cảm xúc. Ta sẽ có ấn tượng sâu đậm hơn với những thứ mang lại cảm xúc mãnh liệt. Trong kinh doanh, điều này đã được thực chứng bởi khoa học bằng nhiều nghiên cứu về thói quen mua sắm, chứng minh rằng lý do khiến chúng ta mua hàng là lý do cảm tính, không phải lý tính. Logic chỉ là thứ đến sau cảm xúc, khi người tiêu dùng cố gắng hợp lý hóa lựa chọn của mình mà thôi. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra, khi so sánh giữa các nhãn hàng nói chung, khách hàng chủ yếu dùng cảm xúc (cảm quan, trải nghiệm cá nhân) hơn là dùng thông tin (thuộc tính sản phẩm, sự thật khách quan về nhãn hàng,…) và không có thước đo nào dự đoán về sức ảnh hưởng của quảng cáo đến doanh số nhãn hàng đáng tin hơn là mức độ được ưa thích, “good viral” của quảng cáo đó.

Dưới đây là bảng gồm những loại cảm xúc mà các marketer có thể sử dụng để đưa vào sản phẩm truyền thông của mình. Hãy cùng Việc làm Philippines khám phá một vài cảm xúc tiêu biểu trong các sản phẩm truyền thông sau đây nhé!

Niềm vui

Nhiều ví dụ thực tế đã cho thấy, trong số các quảng cáo sử dụng cảm xúc, những quảng cáo mang màu sắc tích cực sẽ nhận được nhiều chia sẻ, tương tác hơn, mang lại độ lan tỏa rộng rãi hơn. Do đó, không ít nhãn hàng mong muốn niềm vui, sự hạnh phúc, những tiếng cười sảng khoái,…. có thể trở thành tinh thần chủ đạo của hãng.

Tiêu biểu cho dải cảm xúc này là Coca Cola, với quảng cáo thuộc chiến dịch “Choose Happiness” hè năm 2015. Niềm vui chân thật, bất ngờ, mang tính cộng hưởng là lý do tạo nên sức hút của quảng cáo tại thời điểm đó.

Nỗi sợ hãi

Bên cạnh niềm vui, các cảm xúc “tiêu cực” cũng có thể trở thành công cụ đắc lực nếu được vận dụng đúng cách. Nỗi sợ hãi, những viễn cảnh khủng khiếp luôn là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy con người hành động. Do đó, đối với một số ngành hay lĩnh vực truyền thông đặc thù như truyền thông xã hội, nỗi sợ hãi có thể là đòn bẩy tốt để tác động tới đối tượng mục tiêu.

WWF (World Wide Fund for Nature – Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên) đã sử dụng nỗi sợ hãi trong quảng cáo nhằm nhấn mạnh hệ quả tiêu cực của hiện tượng nóng lên toàn cầu, tạo sức ép để đối tượng mục tiêu hành động. Quảng cáo là sự phối hợp ăn ý giữa key message dứt khoát: “Stop climate changes before it changes you” và hình ảnh minh họa ám ảnh: khuôn mặt biến dạng của loài người.

Nỗi buồn

Tương tự với sợ hãi, nỗi buồn cũng có thể thúc đẩy hành động. Tuy nhiên, điểm khác biệt là nỗi buồn thực hiện điều này thông qua việc khơi gợi sự đồng cảm, lòng cảm thông từ đối tượng mục tiêu. Đây sẽ là một cách làm hiệu quả, nếu các marketer biết đong đếm, xử lý tốt “liều lượng” nỗi buồn, sao cho không quá mức để người xem thấy ảm đạm, mà vẫn đủ để khiến họ mủi lòng.

Hãng bảo hiểm nhân thọ MetLife với đoạn phim ngắn về sự hy sinh thầm lặng của người cha là một mẫu mực cho cách làm đó.

Sự tức giận

Bằng cách khiến người xem cảm thấy tức giận, bức xúc, khó chịu, quảng cáo có thể khơi gợi suy nghĩ của người xem về các vấn đề xã hội như chính trị, môi trường,…, qua đó kích thích họ hành động để thay đổi các vấn đề đó.

Chiến dịch truyền thông nổi tiếng #LikeAGirl của nhãn hàng băng vệ sinh Always đã sử dụng cụm từ xúc phạm mang tính định kiến giới thường dùng để thu hút sự chú ý, khuyến khích những người phụ nữ chia sẻ câu chuyện của mình và khó khăn họ gặp phải khi chơi thể thao.

Lời kết

Qua bài viết này, bạn cũng đã hiểu được Emotional Marketing là gì rồi đúng không nào. Mỗi chiến dịch Marketing thực hiện dẫn lối cảm xúc của khách hàng để thành công bạn cần có content chất lượng, chạm đến cảm xúc sâu trong tâm trí của khách hàng. Làm được đến đó, là bạn đã thành công rồi đó.

Chúc các bạn thành công!!

Call Now

error: Content is protected !!